Thời gian gần đây, có vẻ các bạn sinh viên đang thực hiện rất nhiều bài nghiên cứu khoa học. huannghe.edu.vn đã nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề nghiên cứu khoa học. Hôm nay, huannghe.edu.vn xin giới thiệu cho các bạn cách xây dựng phần Mục tiêu nghiên cứu trong một bài nghiên cứu khoa học. Khi viết bất kì một bài nghiên cứu khoa học nào, các bạn cũng cần xây dựng phần Mục tiêu nghiên cứu phù hợp nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hoặc giải quyết vấn đề nghiên cứu. Việc xây dựng Mục tiêu nghiên cứu phù hợp cũng giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết. Hãy cùng huannghe.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về phần này nhé!

1/ Mục tiêu nghiên cứu khoa học là gì ?

Mục tiêu nghiên cứu là điều mà tác giả hướng tới sau khi hoàn thành bài nghiên cứu. Nó cũng là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp

Việc xây dựng Mục tiêu nghiên cứu giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết để giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc thiết kế nghiên cứu bằng cách tổ chức mục tiêu nghiên cứu thành các phần hay các giai đoạn xác định.

Đang xem: Cách viết mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu thường được phân thành hai mức độ là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát thường là đích đến cuối cùng của nghiên cứu, nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề lớn, trên một diện tác động rộng hoặc nhằm mở ra một hướng mới trong nghiên cứu hoặc cung cấp dịch vụ y tế. Trong khi đó, mục tiêu cụ thể là những việc sẽ phải làm để đạt được đích đặt ra trong mục tiêu tổng quát.

Phần lớn nghiên cứu cấp cơ sở hoặc các đề tài tốt nghiệp các bạn thường chỉ có mục tiêu cụ thể.

*

5 nguyên tắc cực quan trọng khi viết Mục tiêu nghiên cứu khoa học mới nhất 2022 4

3.1 S (Specific): Cụ thể và rõ ràng

Các mục tiêu nên bắt đầu bằng động từ theo sau là tân ngữ (ai, cái gì) và trạng ngữ (thời gian, địa điểm), được viết rõ ràng và ngắn gọn, thể hiện tính cụ thể của nghiên cứu.

Khi xem xét bản phác thảo nghiên cứu và đánh giá nghiệm thu đề tài hoặc hội đồng nghiệm thu đề tài ai cũng chú ý đến tính logic của đề tài, kể cả mục đích nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu cũng cần thể hiện được tính logic và có sự liên quan đến tên đề tài cũng như giữa các mục tiêu nghiên cứu với nhau

3.2 M (Measurable) : Có thể đo lường được

Chúng ta không thể viết một mục tiêu chung chung, không thể hiện được số lượng hay mức độ cần đạt được. Nguyên tắc M là Mục tiêu nghiên cứu cần phải đo lường được. Điều này thể hiện qua việc thiết lập các con số, hoặc một mức độ rõ ràng với quy chuẩn chung.

Tính đo lường được trong các mục tiêu nghiên cứu khoa học được mở rộng như việc sử dụng (nhiều hay ít), hiệu quả sử dụng (nhiều hay xấu), tỷ lệ ( bao nhiêu phần trăm), Tần suất (bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian),…. Cần thêm các yếu tố này vào trong phần tân ngữ (viết về đối tượng nghiên cứu).

Ví dụ:

“Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Đại học Kinh tế khi học online năm 2021”. “Đánh giá hiệu quả công tác giảng dạy tại tỉnh Đồng Nai vào quý II năm 2018”…..

3.3.A (Achievable) : Khả thi

Việc đưa ra các mục tiêu nghiên cứu của đề tài khoa học thiếu tính khả thi, không thực hiện được sẽ khiến nghiên cứu khoa học không thể phát triển, hoàn thành và đạt được mục đích đề ra ban đầu.

Xem thêm: 7 App Phiên Dịch Việt Chính Xác, Dịch Tiếng Việt Sang Tiếng Khmer Với Người Bản Xứ

Để có thể thực hiện tốt nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần xác định được mục tiêu nghiên cứu là gì và làm sao để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó.

Các bạn sinh viên nên tỉnh táo tránh các lỗi: Lỗi xây dựng mục tiêu quá hẹp, không cụ thể hóa được tên đề tài, không bao phủ được hết các nội dung nghiên cứu hay mục tiêu quá tham vọng trong khi nội dung và kết quả nghiên cứu chỉ có giới hạn , đề cương đặt mục tiêu quá lớn so với nguồn lực và khả năng thực tế là những lỗi cần phải tránh.

3.4 R (Reasonable) : Hợp lý

Mục tiêu chỉ được đặt ra trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Mục tiêu cũng có cơ sở pháp lý đó là phải theo các quy chế chuyên môn đã quy định, đúng thẩm quyền chuyên môn hoặc đúng phân tuyến kỹ thuật.

Bên cạnh đó, đạo đức trong nghiên cứu cũng là một tiêu chí cần phải chú ý. Có rất nhiều tiêu chí để thẩm định tính hợp lý của một đề cương nghiên cứu, song tiêu chí về đạo đức thì không được phép sai phạm, dù chỉ là sơ xuất rất nhỏ.

3.5 T (Timely) : Có thời gian quy định cụ thể.

Xem thêm: Công Thức Tính Ngày Tháng Năm Trong Excel Chi Tiết Có Ví Dụ Dễ Hiểu

Thông thường, với các bài nghiên cứu khoa học xã hội, chúng ta nhất định phải đưa yếu tố thời gian vào bài. Vì những yếu tố liên quan đến khoa học xã hội thường xuyên thay đổi và có tính chất tùy thời điểm. Khác với các bài nghiên cứu mang tính học thuât, lâm sàng. Đây là những bài nghiên cứu nói về kiến thức khoa học, khái niệm nên có thể không đề cập đến yếu tố thời gian.

Việc xác định thời gian sẽ giúp các bạn tránh được việc mắc lỗi trong nguyên tắc A (Achievable) vì nó giúp các bạn thu hẹp đối tượng nghiên cứu, đảm bảo được tính khả thi cho bài nghiên cứu khoa học.

4. Kết luận

Phần Mục tiêu nghiên cứu là nội dung quan trọng đóng vai trò dẫn dắt toàn bộ bài nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng Mục tiêu nghiên cứu cần đảm bảo 5 nguyên tắc SMART. Hị vọng rằng thông qua bài viết này, huannghe.edu.vn đã giúp các bạn hiểu được Mục tiêu nghiên cứu và các nguyên tắc khi xây dựng phần này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *