Bảng đơn vị đo độ dài và cách thức quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác

Bảng đơn vị đo độ dài, cách thức ghi nhớ, quy đổi các đơn vị đo trong bảng này cùng nhiều bài tập vận dụng học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 3. Đây là kiến thức trọng tâm của chương trình liên quan đến nhiều lớp học cao hơn. Nhằm giúp học sinh cách ghi nhớ, quy đổi và làm bài tập của bảng đơn vị đo độ dài, THPT Sóc Trăng đã chia sẻ bài viết sau đây. 

I. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI LÀ GÌ?

Trước khi muốn tìm hiểu bảng đơn vị đo độ dài là gì, các bạn nên hiểu thế nào là đơn vị, thế nào là độ dài.

Đang xem: đổi đơn vị đo chiều dài

Bạn đang xem: Bảng đơn vị đo độ dài và cách thức quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác

1. Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Ví dụ: chiếc bút này dài 2 cm. cm được là đơn vị, đọc là Xăng-ti-mét.

2. Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ: Khoảng cách từ nhà đến trường dài 1km

3. Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến bưu điện huyện dài 5km. Vậy 5 là độ dài, còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà đến bưu điện huyện.

II. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

*
*

1. Cách đọc bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé

Đơn vị lớn nhất là Ki-lô-mét(km) và đơn vị bé nhất là mi-li-mét(mm).

Xem thêm:

Ta đọc như sau:

Ki-lô-mét ( viết tắt là km): 1km = 10hm = 1000mHéc-tô-mét (Viết tắt là hm): 1hm = 10dam = 100mĐề-ca-mét (viết tắt là dam) : 1dam = 10mMét (viết tắt là m): 1m = 10dm = 100cm = 1000mmĐề-xi-mét (viết tắt là dm): 1dm = 10cm = 100mmXen-ti-mét (viết tắt là cm): 1cm = 10mmMi-li-mét (viết tắt là mm)

2. Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Muốn nhanh chóng ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài học sinh cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Khi đã ghi nhớ được rồi phải thường xuyên đọc lại, ôn tập lại. Hoặc các bạn cũng có thể phổ thành một vài câu nhạc để “nghêu ngoao” hằng ngày sẽ dễ nhớ hơn.

3. Cách quy đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Vậy có thể áp dụng những quy tắc sau để chuyển đổi:

Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề, thì ta thêm vào số đó 1 chữ số 0 (nhân số đó với 10). Nếu cách một đơn vị ở giữa ta thêm 2 số 0 và cách 2 đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự ….

Ví dụ:

1m = 10dm1dm = 100mm70km = 70 000m

Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (hay bớt số đó đi 1 chữ số 0)

Ví dụ:

100cm = 10dm = 1m23000km = 2300hm = 230dam= 23m

III. CÁC DẠNG TOÁN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

DẠNG 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Phương pháp giải: Ở dạng này, học sinh chỉ cần học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, áp dụng cách quy đổi thành thạo sẽ dẽ dàng làm được thôi.

Ví dụ: Điền số vào chỗ trống

1000 m = … km100 dm = … m100 cm = … m100 m = … hm10 mm = … cm4m 3cm = ………. cm5m 8dm = ………. dm5m 8cm = ………. cm

 Hướng dẫn:

1000 m = 1 km20 km = 200hm100 dm = 10 m100 cm = 1 m100 hm = 10000m10 mm = 1 cm4m 3cm = 400cm+3cm=403cm15m 8dm = 150dm+8dm=158dm5m 82cm = 500cm+82cm=582cm

Dạng 2: So sánh các đơn vị đo

Phương pháp giải: Học sinh cần học thuộc thứ tự bảng đơn vị đo, hiểu về cách quy đổi để đổi các đơn vị khác nhau ra cùng một đơn vị đo để so sánh.

Ví dụ: Điền các dấu “>” “4m5cm … 500cm5000m … 5km3dm4cm … 15cm500mm … 50cm100m … 20dam30dam5m …35hm

Hướng dẫn:

Áp dụng bảng đơn vị đo ta có các đáp án như sau:

4m5cm được đổi ra cm là: 400cm + 5cm = 405cm. => 4m5cm 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km. => 5000m = 5km3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm. => 3dm4cm > 15cm500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm. => 500mm = 50cm20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m. => 100m Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện chúng ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.

Xem thêm:

Dạng 3: Bài toán thực hiện phép tính

Phương pháp giải: Ở dạng thứ 3 này, nếu học sinh muốn giải được bài toán trước hết phải học thuộc thứ tự bảng đơn vị đo độ dài, cách quy đổi để đổi các đơn vị không giống nhau ra cùng đơn vị sau đó mới thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *