Cây sài đất là một dược liệu trong Đông y có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, thải độc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về dược liệu này, công dụng, các bài thuốc chữa bệnh cũng như lưu ý khi sử dụng.

Đang xem: Cây sài đất là cây gì? tác dụng của cây sài đất và cách nhận biết

Tên gọi khác: Cây sài đất còn được gọi là cây gì? Cúc dại, húng trám, ngổ núi. Chúng được gọi là húng trám vì khi nhai sẽ cảm nhận được cây có vị như rau húng và có mùi giống quả trám. Tên gọi khoa học của sài đất: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả cây sài đất

Sài đất là một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng nông thôn. Đặc điểm, cách thu hái, sơ chế dược liệu này như sau:

Cây sài đất là cây gì? 

Đây là loài cây thân thảo, mọc bò dưới mặt đất, chiều dài có thể lên đến 40cm. Toàn thân cây có màu xanh, bên ngoài có phủ một lớp bằng lông trắng.

*
*
*

Bạn cần phân biệt sài đất với các loại cây cùng họ khácCây sài đất giả: Đây cũng là một loại cây thân thảo, có tên khoa học là Lippia Nodiflora. Cây có cành gần giống hình vuông, trên thân có một lớp lông mỏng. Bạn có thể phân biệt với sài đất thiệt bằng cách quan sát hoa của chúng. Hoa của sài đất giả có màu xanh nhạt và lá có nhiều răng cưa.

Thành phần hóa học

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng sài đất có chứa nhiều hợp chất quý như tanin, saponin, pectin, lignin, cellulose, 3,75% chlorophylle 1,14% caroten 3,75% phytosterol và các hợp chất khác như chất béo, tinh dầu, muối vô cơ…

Cây sài đất có tác dụng gì?

Cây sài đất chữa bệnh gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của dược liệu này dưới đây:

Tính vị

Sài đất tính mát, không có độc, vị hơi chua và đắng nhẹ.

Quy kinh

Dược liệu quy kinh can, phế.

Tác dụng chữa bệnh sài đất theo Đông y

Trong Đông y, sài đất có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Người ta thường sử dụng dược liệu này để điều trị các bệnh lý như sốt, giúp giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, giải độc gan, tiêu nhỏ, long đờm.

Cây sài đất có công dụng gì theo y học hiện đại?

Cây sài đất trị bệnh gì? Theo nghiên cứu hiện đại, sài đất có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng trị rôm sảy ở trẻ nhỏ, ung thư vị môn, viêm tuyến vú, viêm bàng quang… Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như bạch hầu, sởi…

Cách sử dụng cây sài đất và liều lượng

Cây sài đất có uống được không? Bạn có thể sử dụng sài đất dưới nhiều hình thức như sắc uống, nấu nước tắm, giã nát đắp ngoài da. Mỗi bệnh lý sẽ có liều lượng dược liệu phù hợp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sài đất

Cây sài đất trị bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh và cách sử dụng cây thuốc sài đất:

Bài thuốc chữa cảm cúm

Cách thực hiện: Bạn cho tất cả các dược liệu vào ấm cùng với 3 bát nước. Sắc thuốc đến khi cạn còn 1 bát là được. Bạn gạn lấy nước, chia thuốc thành 2 phần uống hết trong ngày. Uống mỗi ngày 1 thang thuốc đến khi bệnh khỏi hẳn.

Xem thêm:

Bài thuốc từ cây sài đất trị ngứa, rôm sảy ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu: Cây sài đất ta.Cách thực hiện: Bạn nấu nước và tắm cho trẻ từ 1 – 2 lần. Khi tắm, bạn lấy phần bã thoa nhẹ lên da để giảm ngứa hiệu quả. Sau đó, bạn tắm lại với nước sạch cho trẻ một lần nữa.

Bài thuốc giảm sốt

Nguyên liệu: 20 – 50g sài đất.Cách sử dụng: Bạn rửa sạch cây sài đất rồi giã nát, chắt lấy nước uống. Dùng phần bã thuốc đắp lên lòng bàn chân sẽ giúp hạ nhiệt, giảm sốt nhanh chóng.

Bài thuốc từ cây sài đất trị khạc ra máu

Nguyên liệu: Sài đất 30g, bách hợp 10g, trắc bá diệp và tử chu thảo mỗi vị 15g.Cách thực hiện: Bạn sơ chế kỹ các nguyên liệu trên, sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, trị giải độc gan

Nguyên liệu: 100 – 200g sài đất tươi.Cách thực hiện: Bạn rửa và ngâm sài đất với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Bạn có thể ăn uống trong các bữa ăn thay thế cho rau sống.

Xem thêm:

Bài thuốc trị sốt xuất huyết

Nguyên liệu: Sài đất 30g, hòe hoa, cam thảo đất mỗi vị 16g, kim ngân hoa, tóc tiên, lá trắc bá, củ sắn dây mỗi loại 20g.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *