(SGTTO) – Bún nước lèo khá phổ biển ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Tuy nhiên, bún nước lèo Trà Vinh lại mang đến cho thực khách hương vị đặc trưng riêng. Món ngon này là sự kết hợp của bún, thịt heo quay cùng nước lèo có vị ngọt tự nhiên của cá và hương thơm dậy mùi của mắm bò hóc.

Đang xem: Bún nước lèo trà vinh: ăn để muốn trở về

*

Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, mắm bò hóc (mắm pra-hooc) là linh hồn của bún nước lèo Trà Vinh, cũng là điều tạo nên sự khác biệt và cho món ăn này. Không có mắm bò hóc thì không thể nào nấu ra hương vị bún nước lèo chuẩn. Món mắm của người Khmer Nam Bộ làm cho vị nước lèo dậy mùi thơm lừng. Khác với bún nước lèo Sóc Trăng được người Kinh và người Hoa linh hoạt thay bằng loại mắm cá sặc hay cá linh có mùi vị dịu hơn, bún nước lèo Trà Vinh vẫn trung thành với nguyên liệu mắm bò hóc truyền thống. Ngoài mắm, nước lèo còn được cho thêm thịt cá đã lấy hết xương. Chính vì vậy mà nước dùng lại càng thêm phần thanh ngọt.

Trong món bún nước lèo, củ ngải bún là một loại gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng cho món ăn. Củ ngải bún dài, có màu vàng nhạt, hình dáng gần giống củ nghệ hoặc gừng. Đây là một loại gia vị nổi tiếng của đất nước Campuchia, không có hương thơm nồng như gừng nhưng dịu nhẹ và kéo dài. Chính mùi thơm dịu nhẹ của củ ngải bún đã góp phần làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Bún nước lèo Trà Vinh ăn kèm với thịt heo quay và huyết. Huyết được để ra đĩa riêng, còn thịt heo quay được gói trong lá chuối, chấm cùng với muối ớt, giấm ớt hoặc ăn cùng ớt hiểm xanh nguyên trái. Ở Trà Vinh, người ta còn chiên cả chả giò, bánh giá (bánh vá) để ăn kèm với bún nước lèo. Bún nước lèo vị mặn, đậm đà, ăn kèm với thịt heo quay béo ngậy, lại được điểm tô với chả giò giòn tan, ngọt thơm, đủ các gia vị hòa quyện trong tô bún.

Xem thêm: Dịch Sang Tiếng Anh Kịp Thời Tiếng Anh Là Gì, Kịp Thời Bằng Tiếng Anh

Ăn kèm với bún nước lèo còn có rau sống, bao gồm rau muống, bắp chuối, bông súng, rau húng, giá, hẹ… tạo thêm nét thanh đạm cho món ăn, giúp cân bằng hương vị và khiến thực khách dẫu ăn hoài vẫn không thấy ngán. Thưởng thức bún nước lèo Trà Vinh cũng là cả một nghệ thuật. Xưa kia chẳng bao giờ người ta vắt chanh vào tô bún mà chỉ múc nước giấm ớt chan vào. Đây là loại giấm ta được nuôi bằng nước dừa xiêm và cho ăn chuối xiêm chín rục, tạo nên một vị chua dịu khó tả. Ớt bằm ngâm giấm cũng là sự hòa quyện thú vị đem lại vị cay chua chẳng dễ diễn đạt bằng lời.

Yêu cầu món bún nước lèo Trà Vinh sau khi nấu xong nước dùng có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của mắm bò hóc và ngải bún, thịt cá lóc trắng giòn ngon ngọt, cá mềm thơm đậm đà. Bún nước lèo có thể ăn bất cứ lúc nào tùy thích, nhưng nếu một ngày mưa trời se lạnh, ngồi thưởng thức tô bún nước lèo thơm ngon nóng hổi thì trên cả tuyệt vời. Vị ngon đậm đà, mùi thơm hấp dẫn sẽ khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi.

Xem thêm: Thời Gian Bán Thải Là Gì – Ý Nghĩa Của Việc Thải Trừ Thuốc Khỏi Cơ Thể

Tại TPHCM, ngoài bún nước lèo Trà Vinh, bạn cũng có thể thưởng thức bún nước lèo của các tỉnh miền Tây khác như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… Có thể kể đến một số địa chỉ như bún nước lèo Trà Vinh Trần Xuân Soạn (quận 7), bún nước lèo Sóc Trăng Tám Nga (quận 5), Cô Liễu bún nước lèo (quận 3), bún nước lèo Bạc Liêu Xóm Đất (quận 11), bún nước lèo Dương Bá Trạc (quận 8), bún nước lèo Sóc Trăng Cô Tuyết (quận Bình Tân)… Theo đó, một phần bún nước lèo có giá bán khoảng 40.000 đồng.

Nếu có sẵn mắm bò hóc, bạn có thể trổ tài đầu bếp làm món bún nước đặc trưng vị miền Tây tại nhà với công thức sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *