Quả mận (trái mận) có tốt không? Bà bầu ăn mận có tốt không? Ăn mận có nóng không? Mận ngâm đường có tác dụng gì?… Để giải đáp các thắc mắc trên, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Đang xem: 7 công dụng của quả mận bắc mà ít người biết đến

*

Hình ảnh quả mận

1. Tác dụng của quả mận với sức khỏe 

Mận không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng chứa ít calo nhưng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh.

1.1. Cải thiện bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nên ăn mận không? Người bị tiểu đường có được ăn mận không? Đây chắc hẳn là những thắc mắc chung của những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy, cùng Viên thìa canh đi tìm hiểu tác dụng của quả mận đối với bệnh tiểu đường nhé!

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mận có chỉ số đường huyết thấp và chiết xuất từ quả mận hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Flavonoid trong quả là một chất có lợi cho người tiểu đường vì chúng làm tăng độ nhạy insulin. Ăn mận còn làm tăng nồng độ của adiponectin trong huyết thanh, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trong mận chứa nhiều chất xơ, làm ngăn cản quá trình hấp thu tinh bột của cơ thể, từ đó, giúp cơ thể điều hòa lượng đường huyết trong máu. Do đó, mận là loại hoa quả có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường mà không lo ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

*

Quả mận giúp cải thiện bệnh tiểu đường

1.2. Hỗ trợ giảm cân

Trong một trái mận, nước chiếm đến 70%, vì vậy, khi ăn sẽ tạo cảm giác no giả trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, hạn chế việc nạp các lượng thức ăn khác vào cơ thể. Duy trì cân nặng hợp lý giúp ngăn chặn yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

1.3. Lợi ích của quả mận giúp xương chắc khỏe

Một số nghiên cứu đã cho biết, mận có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tình trạng thoái hóa xương khớp như loãng xương. Bên cạnh đó, ăn mận còn có thể làm tăng nồng độ của một số hormon có liên quan đến sự hình thành xương.

Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất trong mận có tác dụng bảo vệ xương như vitamin K, phospho, magie, kali,…

1.4. Ăn mận giúp chữa táo bón

Mận có chứa nhiều chất xơ và đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa tốt, giảm táo bón. Tác dụng này là do trong mận có chứa nhiều sorbitol có tác dụng nhuận tràng, do đó, nó trở thành một lựa chọn lý tưởng để giảm chứng khó tiêu và thúc đẩy sự tiêu hóa.

Ngoài ra, các carotenoid và polyphenol có trong mận cũng có thể kích thích đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

*

Quả mận hỗ trợ chữa táo bón

1.5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Các hợp chất trong mận có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp cao và cholesterol – yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Nó làm giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol xấu (LDL).

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng, polyphenol trong mận có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, bao gồm cả giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng polyphenol có trong mận nhiều gấp đôi so với các loại trái cây phổ biến khác như quả đào.

Bên cạnh đó, do hàm lượng chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa cao cũng tăng cường sức khỏe cho tim mạch.

1.6. Tác dụng khác của quả mận đối với sức khỏe

Một số tác dụng khác của quả mận với sức khỏe.

Cải thiện trí nhớNgăn ngừa bệnh ung thưCải thiện thị lựcChống mệt mỏi, chuột rút cơCải thiện hệ thống miễn dịchGiảm huyết áp cao và đột quỵ

2. Sự thật bạn có thể chưa biết về quả mận

Quả mận luôn được biết đến là một loại quả ôn đới, ai ai cũng đã từng thưởng thức nó. Tuy vậy, mọi người đã biết những gì về loại quả này chưa? Cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé!

*

Quả mận là một loại quả ôn đới

2.1. Quả mận là quả gì?

Quả mận hay còn gọi là mận Bắc hay mận Hà Nội với tên khoa học là Prunus salicina thuộc chi Mận mơ.

Mận được trồng nhiều tại Việt Nam ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La,… hoặc ở miền Nam (trại Hầm). Bạn có thể đến các khu vực này thăm quan và thưởng thức những trái mận chín mọng.

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ mận miền Bắcmận miền Nam. Mận miền Bắc chính là mận Hà Nội còn mận miền Nam là quả roi. Do cách gọi khác nhau nên người bệnh cần chú ý để sử dụng.

Mận cũng có rất nhiều chủng ngon như mận hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam, mận Đà Lạt, mận đỏ, mận vàng, mận đỏ bạch lạp.

2.2. Giá trị dinh dưỡng trong quả mận

Một quả mận thường chứa bao nhiêu calo? Năng lượng dinh dưỡng mà 100g trái mận đem lại là khoảng 39 kcal.

Thành phần các chất dinh dưỡng có trong quả mận bao gồm:

Đạm, tinh bột, tro, nước, chất béo, chất xơ.Khoáng chất: canxi, kali, sắt, photpho, natri,…Vitamin: C, PP, A, B1, B2.

Xem thêm: Mẫu Thông Báo Giờ Làm Việc Của Công Ty, Mẫu Thông Báo Thay Đổi Giờ Làm Việc 2022

*

Một quả mận thường chứa bao nhiêu calo?

3. Những món ăn từ quả mận mà bạn nên biết

Quả mận là loại trái cây rất tiện lợi và dễ dàng để kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn. Nó có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau và có hương vị tuyệt vời theo nhiều kiểu công thức.

Bạn có thể thâm mận vào các loại bánh nướng, bánh pudding, kem đá bào, bột yến mạch, salad, sữa chua, sinh tố.

3.1. Mứt mận

Đây chắc hẳn là món ăn tuyệt vời cho những người thích ăn bánh mì. Mứt mận với vị chua chua ngọt ngọt sẽ khiến bạn ăn hoài không chán.

Nguyên liệu: Mận 500g, đường 250g, nước cốt chanh.

Thực hiện:

Rửa sạch mận rồi để ráo nước. Dùng dao tách bỏ hạt và đem ướp với đường qua đêm. Đổ hỗn hợp mận đã ướp đường cho lên bếp đun. Vớt hết phần bọt trắng nổi lên trên. Đun sôi khoảng 5 phút thì hạn lửa nhỏ và thêm nước cốt chanh vào đảo đều rồi tắt bếp.

3.2. Siro mận

Nguyên liệu: Mận hậu 1kg, đường 800g và 3 thìa muối.

Thực hiện:

Mận rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 10 phút. Sau đó để ráo, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ từng miếng.

Cho mận vào hộp sạch, rải đều lên trên về bặt một lớp đường rồi xếp mận lần lượt lên trên. Sau đó, đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 8 tiếng.

Bắc nồi lên bếp nấu lửa liu tiu cho đến khi đường tan hết và phần siro hơi sệt lại thì tắt bếp. Khi uống cho 2 thìa siro mận vào cốc, thêm một hút nước lọc và thêm đá vào tùy theo sở thích.

*

Siro mận thơm ngon

3.3. Mận muối Nhật Bản với tía tô

Đây là món ăn được nhiều người ở Nhật Bản ưa chuộng. Món mận muối thường được dùng với cơm thường là bữa ăn ngon lành rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu: Mận 1kg, muối 2kg và lá tía tô.

Thực hiện: 

Mận rửa sạch và ngâm với nước muối loãng rồi để nơi thoáng mát cho ráo nước. Sau đó, cứ 1 lượt muối, 1 lượt mận, 1 lượt lá tía tô vào trong một cái vại sành và nén xuống.

Đợi khoảng 2 tuần khi mận bắt đầu mềm ra khi đem đi phơi nắng 2 – 3 ngày. Khi mận đã khô bề mặt thì có thể bỏ vào lọ và bảo quản để ăn dần.

Ngoài ra, còn các món như nước ép mận, mận khô, mận dầm, kem mận,… mà bạn có thể thưởng thức.

Các món ăn đồ uống trên đều hấp dẫn phải không? Nhưng điều này không có nghĩa là ai cũng không thể ăn được mận. Vậy khi dùng mận cần chú ý những gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

4. Một số lưu ý dùng quả mận lợi cho sức khỏe 

Ăn mận có tốt không? Ăn nhiều mận có tốt không? Ăn nhiều mận có nóng không?… Không phải tự nhiên lại có những câu hỏi như thế này được đặt ra. 

Bởi lẽ bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà mận đem lại cũng tồn tại những tác dụng không mong muốn khác, do đó, cần chú ý các vấn đề sau:

Không nên ăn quá nhiều mận một lúc vì có thể dẫn đến tiêu chảy.Một số người dị ứng với mận cần tránh không ăn mận vì chúng có thể gây ngứa và sưng miệng, cổ họng.Đặc biệt, đối với những người bệnh tiểu đường khi sử dụng nước ép mận không được cho thêm đường vào khẩu phần của mình. Tốt nhất nên ăn trái cây chứ không nên ép nước uống để tận dụng lượng chất xơ của trái cây.Người bệnh chỉ nên sử dụng trái cây sau bữa ăn 2 giờ để tránh làm tăng lượng đường huyết.Thời điểm lý tưởng để ăn trái cây là khoảng 10 giờ sáng hoặc 15 – 16 giờ chiều.

Trái cây bao gồm cả mận có nhiều tác dụng đối với cơ thể nhưng cũng không tránh khỏi những tác dụng không mong muốn mà nó đem lại đối với người bệnh tiểu đường.

*

Mận muối Nhật Bản với lá tía tôLưu ý khi sử dụng quả mận

Chắc hẳn bài chia sẻ này giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình về quả mận cũng như các tác dụng của nó. Hy vọng những kiến thức này hữu ích cho bạn. Hãy like và chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh nhé! Chúng tôi cảm ơn bạn!

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Xem thêm: Cách Chỉnh Ngày Tháng Năm Sinh Trên Facebook Khi Quá Giới Hạn Trên Điện Thoại

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *