In áo thun chuyển nhiệt là gì? Liệu phương pháp in áo thun này có phù hợp với áo đồng phục, áo lớp, công ty hay gia đình của bạn? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đang xem: áo thun in chuyển nhiệt

*

In áo thun chuyển nhiệt là gì? Công nghệ này liệu có phù hợp với những chiếc áo đồng phục, áo lớp, công ty hay gia đình của bạn? Hãy cùng huannghe.edu.vntìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tham khảo ngay dịch vụ in áo thun đồng phục và in áo theo yêu cầu tại CoolXPrint để sở hữu những chiếc áo độc đáo.

*

1. In chuyển nhiệt là gì

In chuyển nhiệt (thermal transfer printing) là một trong ba nhánh của công nghệ in nhiệt gồm: chuyển nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt và chuyển sáp nhiệt. Công nghệ in chuyển nhiệt lần đầu được phát minh bởi tập đoàn SATO (Nhật Bản) với máy in chuyển nhiệt đầu tiên trên thế giới, SATO M – 2311) được ra mắt năm 1981.

Đây là phương pháp in kĩ thuật số được áp dụng cho giấy và các vật liệu in khác bằng cách sử dụng nhiệt làm nóng lớp phủ ribbon để nó bám vào bề mặt vật liệu in. Công nghệ này bao gồm 2 công đoạn chính là in mẫu thiết kế lên giấy in chuyển nhiệt và ép nhiệt để chuyển những hình in đó ra vật liệu cần in.

*

So với các phương pháp in khác, thì phương pháp in chuyển nhiệt được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi chúng có khả năng tạo ra những hình ảnh đẹp, sắc nét trong thời gian ngắn và chi phí rẻ.

2. Nguyên lý in áo thun chuyên nghiệp

Nguyên lý hoạt động của máy in áo thun chuyển nhiệt là: máy in pha màu tự động laser in lên trên tấm film chuyên dụng. Sau đó mới đặt tấm giấy này lên trên bề mặt vải. Bạn có thể dùng máy ép và hơi nóng chuyển phần mực sang bề mặt vải từ đó, tên gọi in chuyển nhiệt mới được ra đời.

IN CHUYỂN NHIỆT KHÔNG GIỚI HẠN VỀ MÀU SẮC IN

Không giống với vải lụa, khi sử dụng càng nhiều màu sắc thì chi phí càng cao. Tuy nhiên đối với in chuyển nhiệt, mỗi một hình in được in bằng máy in phun laser pha màu tự động. Do đó, bạn có thể in được hình với độ sắc nét rất cao và thể hiện được đầy đủ hiệu ứng, kể cả các hình phong cảnh hay hình 3D.

Chi phí in chuyển nhiệt chỉ phụ thuộc vào diện tích in hình, số vị trí in và màu nền vải in.

Ưu điểm của công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun

Hình in đa dạng, từ ảnh chụp đến hình 3D.Chất lượng hình in cao, sắc nét, chân thực và bền chắc.Hình in không bị ảnh hưởng các loại hoá chất tẩy rửa.Mực in thấm vào vải. Hình in không gây cứng, cộm áo, bề mặt trơn nhẵn không gây khó chịu cho người mặc.Có thể in hình in cỡ lớn, tràn áo.Có thể thực hiện với số lượng lớn và chi phí rẻ.Thời gian sản xuất nhanh hơn so với các kiểu in khác.

3. Nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt lên áo

In chuyển nhiệt trên nền vải đen, tối màu là một điều khó khăn. Mực in trong phương pháp này thường in tốt trên bề mặt vải sáng màu. Với vải tối màu, độ bền của hình in sẽ kém hơn, độ sắc nét và tinh tế cũng giảm đi.In trên nền vải cotton 100% cũng là một khó khăn của phương pháp này. Màu sắc trên vải cotton thường bị phai nhạt hơn so với mẫu thiết kế. Và độ bền cũng không bằng nền vải poly.

4. Một số kiểu in áo thun chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt lên áo poly nền trắng: Đây là kĩ thuật in dễ nhất, chi phí thấp và cho chất lượng cao. Hình in sắc nét, tinh tế, màu in chân thực và độ bền cao.In chuyển nhiệt trên nền vải cotton: Kĩ thuật in trên nền vải cotton phức tạp hơn in trên vải poly. Trước hết, ta sẽ sử dụng một loại hoá chất làm lớp lót trong suốt. Sau quá trình in, mực in và lớp hoá chất này sẽ bám chắc vào bề mặt vải, và cho chất lượng hình in tốt hơn kĩ thuật in thông thường.In trên decal: đây là kĩ thuật in với số lượng lớn. Phương pháp in áo này áp dụng hình in lên những tấm decal sau đó dán lên bề mặt áo. Kích thước của hình in này thường là loại nhỏ, phổ biến áp dụng cho áo thun đội nhóm thể thao.In trên tấm film: kĩ thuật này sử dụng tấm film là vật liệu cao cấp, trong suốt được áp dụng loại mực đặc biệt. Ngoài nền vải, loại mực này còn cho phép in trên nền vật liệu khác như sứ, thuỷ tinh, giày dép, … Khi in chuyển nhiệt trên nền vải tối màu, đây cũng là kĩ thuật được lựa chọn, bởi chúng khắc phục nhược điểm vốn có của in chuyển nhiệt, tuy giá thành không hề rẻ chút nào.

*

Sử dụng tấm film để in chuyển nhiệt lên áo

5. Các thiết bị cần thiết trong in áo thun chuyển nhiệt

5.1. Máy in chuyển nhiệt

Đây chắc chắn là một thiết bị không thể thiếu. Máy in chuyển nhiệt được thiết kế như máy in thông thường nhưng được lắp đặt hệ thống mực in chuyển nhiệt. Tuỳ vào quy mô và kích thước vật liệu in mà ta có các loại máy in khác nhau:

Máy in khổ A4: Máy in Epson T50, Máy in Epson T60, Máy in Epson R230x, …Máy in khổ A3: Máy in Epson 1390, máy in Epson 1400, …

*

5.2. Máy ép nhiệt

Tuỳ từng sản phẩm mà ta có các loại máy ép nhiệt khác nhau. Đối với áo thun hay gạch men, pha lê, gỗ, … thông thường người ta sử dụng máy ép nhiệt phẳng. Đối với vành đĩa, đá tự nhiên, kim loại, ốp điện thoại, … người ta sử dụng máy ép nhiệt 3D chân không. Ngoài ra, máy ép nhiệt đa năng cũng được sử dụng khá nhiều, bởi chúng có thể in chuyển nhiệt lên hầu hết các vật liệu.

5.3. Giấy in chuyển nhiệt

Đây là loại giấy được thiết kế dành riêng cho công nghệ in chuyển nhiệt. Chúng được sử dụng để in ảnh lên áo. Đồng thời, sau quá trình ép nhiệt, chúng cũng phải dễ dàng tách ảnh cho phép hình in bám vào bề mặt áo.

Xem thêm: 23 Sự Thật Về Chương Trình Bảo Vệ Nhân Chứng, Thất Bại Của Chương Trình Bảo Vệ Nhân Chứng

*

5.4. Máy cắt và băng keo nhiệt

Là các thiết bị nhằm cắt giấy in chuyển nhiệt và cố định chúng lên bề mặt áo thun hoặc các vật liệu cần in khác.

6. In chuyển nhiệt trên áo thun đen

Như đã nói ở trên, nhược điểm của in áo thun chuyển nhiệt là khó có thể thực hiện được trên vải đen. Khó nhưng không phải không có cách. Tuy nhiên, chi phí của công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun đen rất cao, và thường không được áp dụng, trừ nhu cầu về áo in cá nhân hoặc đội nhóm. Có 3 cách để in chuyển nhiệt lên áo thun đen:

In chuyển nhiệt 2 da: Trong kĩ thuật in này, màu nền của vải được in trực tiếp bằng kiểu in chuyển nhiệt trên toàn áo. Vải lúc in sẽ có màu mặt trong là màu trắng, mặt ngoài có màu hoặc hoa văn như thiết kế. Kiểu in này đòi hỏi máy in khổ A0, hình in tràn áo và cực kì tốn mực. Do đó, có thể nói đây là kiểu in chuyển nhiệt lên áo tối màu có chi phí cao nhất.Sử dụng mực in chuyên dụng và lớp lót: Các kĩ thuật viên sẽ xử lí bề mặt vải tối màu, bằng một loại hoá chất chuyên dụng. Lớp hoá chất này tạo thành một lớp lót trong suốt. Dưới tác động của nhiệt, lớp lót này cũng mực in sẽ bám chắc vào nền vải, tạo thành hình in chân thực nhất.Sử dụng tấm film cao cấp: Kĩ thuật này không chỉ được sử dụng khi in trên nền vải tối màu, mà còn in được in nhiều kiểu như màu nhũ, kim tuyến, in được hình có độ dày. Các tấm film này thường được sử dụng nhiều trong ngành da giày.

*

Chất lượng hình in trên áo thun đen khi sử dụng tấm film cao cấp cao hơn nhiều so với kĩ thuật in chuyển nhiệt thông thường.

7. Giá in áo thun chuyển nhiệt

Khác với in lụa khi chi phí quyết định vào số lượng màu in, chi phí của in chuyển nhiệt phụ thuộc vào kích thước hình in, màu vải in và vị trí in.

Hình càng to thì chi phí sẽ càng cao do việc sử dụng nhiều mực hơn. Đặc biệt là khi in toàn bộ bề mặt áo.Nền vải áo càng tối, chi phí in càng cao. Do in chuyển nhiệt chỉ in tốt trên nền vải sáng màu. Với nền tối, cần áp dụng thêm những kĩ thuật khác để cho ra hình ảnh đẹp và chất lượng.Vị trí in cũng là yếu tố quyết định chi phí in chuyển nhiệt. In ở phần lưng hoặc ngực áo có chi phí rẻ hơn so với vị trí khó khác như ống tay hay cổ áo.

7. Lưu ý khi in chuyển nhiệt lên áo thun sắc nét

7.1 Chọn loại vải phù hợp cho quá trình in chuyển nhiệt

Mặc dù chúng ta có thể in chuyển nhiệt lên nhiều chất liệu vải khác nhau, tuy nhiên những bản in sẽ hoàn hảo hơn nếu lựa chọn loại vải 65% cotton hoặc vải polyester. Vải càng nhiều thành phần polyester, hình in sẽ càng sắc nét và bền màu.

7.2 Màu sắc áo là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bản in

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt lên cả áo sáng màu hoặc áo tối màu. Thế nhưng thực tế cho thấy, chúng ta sẽ thích in những mẫu áo thun sáng màu vì sau khi in sẽ có hình ảnh chuẩn hơn so với file gốc.

Màu áo càng sáng thì mức độ chênh lệch lại càng giảm vậy nên hãy lựa chọn cho mình những mẫu áo có màu sáng để giúp cho màu mực lên sẽ rõ ràng và tươi tắn hơn nhé!

7.3 Chọn giấy in chuyển nhiệt tốt, phù hợp

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng bản in, và giấy in cũng nằm trong số đó. Giấy in chuyển nhiệt sẽ là phương tiện chính vận chuyển mực đến với bề mặt vải in. Trước khi in áo, bạn nhất định phải mua được những loại giấy in chất lượng; phù hợp với những chiếc áo sáng hoặc tối màu.

7.4 Chọn loại mực in chuyển nhiệt với giá thành cao, chất lượng chuẩn

Mực in cũng là một yếu tố để quyết định màu sắc của áo thun ngay sau khi in. Độ bền và bám màu của áo trong quá trình sử dụng có tốt hay không? Vậy nên hãy lựa chọn những loại mực in chuyển nhiệt cao cấp, chính hãng nhất. Nếu như bạn sử dụng mực in chuyển nhiệt giá rẻ, có thể giúp tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng cũng có thể làm hỏng đầu máy in và mang đến những bản in kém chất lượng.

*

7.5 Chọn loại máy in chuyển nhiệt tốt, độ bền cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng

Bạn nên lựa chọn những chiếc máy in phun có càng nhiều màu càng tốt. Thông thường, mỗi một máy in sẽ có từ 3 – 6 màu cơ bản và từ những màu cơ bản này, máy sẽ phối trộn để tạo nên những sắc thái màu khác nhau.

Có nghĩa là càng nhiều màu cơ bản, bản in của bạn sẽ càng rực rỡ, sống động. Máy in Epson luôn là dòng máy được đánh giá là phù hợp nhất khi bạn có mục đích in chuyển nhiệt.

7.6 Cài đặt chế độ hợp lý

Hình in trên giấy chuyển nhiệt càng sắc nét thì áo thun bạn nhận được càng hoàn hảo. Trước khi in hình lên giấy in chuyển nhiệt, bạn nên chọn chế độ xoay ngược hình. Điều này đảm bảo hình ảnh ngay sau khi ép lên sẽ đúng chiều, đúng vị trí, kích cỡ.

=>>Liên hệ Hotline 1900272737 để có thông tin chi tiết về mức giá in áo thun chuyển nhiệt tại huannghe.edu.vn.

Xem thêm: Tổng Hợp Những Pha Xử Lý Kỹ Thuật Cực Hay, Tổng Hợp Những Pha Xử Lý Kỹ Thuật

Hy vọng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích nhất về phương pháp in áo thun chuyển nhiệt. Truy cập ngay huannghe.edu.vnPOD để sỡ hữu những chiếc áo thun in chất lượng nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *