Chương trình bảo vệ nhân chứng là nguồn tạo cảm hứng cho rất nhiều bộ phim và các bộ truyện tranh trinh thám nổi tiếng trên thế giới như Witness Protection (1999), Eraser (1996), Family (2013) hay bộ truyện Conan của Nhật Bản.

Đang xem: Chương trình bảo vệ nhân chứng

Tuy nhiên, chương trình bảo vệ nhân chứng trên thực tế lại không hoàn toàn ly kỳ và hấp dẫn như các tác phẩm được hư cấu. Ngược lại, có những mặt trái của chương trình này khiến tất cả mọi người đều cảm thấy bất ngờ.

Được phát triển từ ý tưởng của nhân viên Bộ Tư pháp Gerald Shur và khởi động năm 1971, Chương trình Bảo vệ nhân chứng liên bang Mỹ (WITSEC) đã cung cấp bến đỗ an toàn cho hơn 18.000 nhân chứng khắp nước Mỹ cùng gia đình để đổi lấy lời khai của họ.

WITSEC hứa sẽ đưa họ đến một nơi trú ẩn an toàn do chính phủ bảo trợ để thuyết phục một số người khai ra các băng đảng mafia và các nhóm tội phạm, cũng như giúp các công tố viên buộc tội nhiều ông trùm trong các đường dây tội phạm đó.

Chương trình bảo vệ những người tố cáo những tên tội phạm nguy hiểm mà đối với chúng, họ không liên quan hoặc không có giá trị. Theo một số ước tính, chính phủ Mỹ chi tiêu lên đến mức 10 triệu USD hàng năm để duy trì WITSEC. Tuy nhiên, các nhân chứng có thông tin thường là những người mà bản thân họ có liên quan đến chính vụ án. Các vụ án liên quan đến WITSEC có tỷ lệ kết tội lên đến 89%.

Xem thêm:

Các sở tư pháp Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ giả mạo danh tính mới cho các cá nhân này, tránh việc bị lộ. Và họ rất ít khi nói chi tiết về những chương trình cụ thể mà họ từng tham gia. Nhưng điều đó không ngăn cản được thông tin bị rò rỉ ra ngoài. Qua nhiều năm, thông qua các phương tiện truyền thông, WITSEC cũng đã được dựng thành một bức tranh khá toàn cảnh và các thông tin chi tiết về chương trình này cũng đã bị khai thác trên sách, báo của nước Mỹ.

Dưới đây là một số thông tin mà bạn đọc có thể tham khảo.

1. Nhân chứng được cung cấp chỗ ở tạm thời

*

Ảnh minh họa.

Xem thêm:

Một nhân chứng vô tội bị bắt trong các vụ án hình sự hay bị các băng đảng tội phạm đàn áp, không liên quan đến các giao dịch bất hợp pháp trong các bộ phim rất hiếm khi tồn tại ở đời thực. Theo ước tính, dưới 5% số nhân chứng được trở về với cuộc sống yên ổn mà hoàn toàn không có bất cứ hành động tội phạm nào. Phần lớn những nhân chứng tham gia chương trình vì muốn đổi lấy điều kiện được tha tội và được bảo vệ khỏi bị trả thù. Khả năng tái phạm tội của nhân chứng trong chương trình WITSEC ở mức 10 – 20%.

3. Nhân chứng muốn giữ tên cũ

Shur – người phụ trách chương trình hơn 25 năm khi làm việc tại Bộ Tư pháp và tiếp tục làm cố vấn chương trình sau khi nghỉ hưu – đã tiết lộ rằng các nhân chứng được tái định cư của WITSEC thường không thay đổi hoàn toàn họ tên của họ. Để giúp họ thích nghi với danh tính mới, ông Shur thường cho phép họ giữ tên, thậm chí là tên lót. Nhân chứng là trẻ em thường phải học cách đánh vần tên mới để tránh bị lộ.

4. Họ thường đòi hỏi học bạ tốt hơn cho con cái

WITSEC có trách nhiệm tạo ra số an sinh xã hội mới, giấy phép lái xe mới và giấy khai sinh mới cho các nhân chứng có đủ điều kiện và gia đình của họ. Nếu một nhân chứng có con, điều đó có nghĩa là các hồ sơ trường học cũng phải sửa đổi để các cơ sở giáo dục mới có thể nhìn thấy điểm số từ đợt ghi danh trước. Ban đầu, một trường ở Washington DC đã đồng ý giúp đỡ bằng cách thu thập các tài liệu đã được chỉnh sửa, chuyển điểm và ghi chú của giáo viên cũ vào một hồ sơ mới. Trong khi chương trình thường giữ nguyên hồ sơ, ông Shur cho biết, một số cha mẹ đã yêu cầu ông làm đẹp học bạ của con mình. Tuy nhiên, cựu giám đốc WITSEC đã từ chối.

5. Nhân chứng đòi được phẫu thuật nâng ngực

Trong những năm 1970 và 1980, WITSEC đã có những thành công chưa từng thấy trong việc khám phá ra các cơ sở của bọn mafia. Các nhân chứng chống lại các ông trùm sau đó có thể bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi khác. Ban đầu, chính phủ rất quan tâm đến việc tiếp tục đưa họ đến các buổi xét xử vụ án trong nhiều năm liền, tuy nhiên, sau đó họ thấy việc làm đó tạo ra những khoản chi không cần thiết. Cựu chiến binh Aladena Fratianno – một nhân chứng của chương trình – đã yêu cầu chính phủ phải trả tiền cho việc nâng ngực, làm săn chắc ngực và làm răng. Thậm chí, chính phủ còn phải trả tiền cấy ghép dương vật cho một nhân chứng khác.

6. Bị cách ly với con cái vì liên quan đến nhân chứng

*

Ảnh minh họa.

Trong một trường hợp mang tính bước ngoặt có ảnh hưởng sâu rộng đến WITSEC, một người có tên là Thomas Leonhard đã công khai vào đầu những năm 1970 câu chuyện vốn là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bất cứ người làm cha mẹ nào. Theo đó, vợ cũ của anh ta đã kết hôn với một nhân chứng được chính phủ bảo vệ. Leonhard đã không được phép gặp con gái vì lo ngại nơi ở và danh tính của cô bé bị tổn hại. Khi anh ta nộp đơn khiếu nại và được cấp quyền nuôi con, các nhân viên của WITSEC vẫn từ chối tiết lộ địa điểm của cô bé. Điều này đã dẫn đến một sự sửa đổi trong năm 1984 về giao thức của WITSEC cho phép bố mẹ có quyền nuôi dưỡng con cái khi trẻ con bị thay đổi chỗ ở theo chương trình bảo vệ nhân chứng. Tuy vậy, các cá nhân từng có quan hệ hôn nhân liên quan đến nhân chứng vẫn cảm thấy khó khăn khi phải gặp con của họ thông qua một chuyến máy bay bí mật. Có người bố còn băn khoăn liệu anh ta có thể thấy con mình tốt nghiệp hay kết hôn khi đứa trẻ lớn lên hay không.

Phụ huynh không nằm trong chương trình nhưng có liên quan muốn thăm viếng con phải đồng ý để đứa trẻ được tái định cư. Nếu họ từ chối và giành quyền nuôi con hoàn toàn, đứa trẻ sẽ không được phép duy trì danh tính mới của mình. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *