Sốt về đêm là một hiện tượng lạ đối với người bình thường và gây rất nhiều phiền toái cho bản thân cũng như người nhà. Nó thường đi kèm với đau nhức cơ thể, lạnh và mệt mỏi. Cần tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân để xử trí tốt nhất.

Đang xem: Khi nào thì bị sốt nóng lạnh và ăn gì để mau khỏi?

Sốt là gì?

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu sốt là gì. Sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại một số tác nhân có thể bên trong hoặc ngoài cơ thể. Là dấu hiệu khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ bình thường (khoảng 36,5-37,5 độ C). Thường sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm vi trùng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không phải nhiễm trùng cũng gây ra tình trạng sốt.

*

Bị sốt khiến cơ thể mọi người cảm thấy mệt mỏi

Sốt về đêm là gì?

Sốt về đêm là tình trạng người bệnh gặp hiện tượng sốt về ban đêm. Người bệnh có thể bình thường vào ban ngày, đôi khi là khỏe mạnh bình thường nhưng khi về đêm thì lại có biểu hiện sốt gây ra nhiều lo lắng. Việc này cũng gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh cũng như gia đình. Việc tốt nhất là khi có hiện tượng sốt về ban đêm thì cần đi khám ngay tại những cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất.Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên chứng sốt về đêm của người lớn mà có thể nghĩ tới:

Những nguyên nhân gây nên chứng sốt về đêm

1. Nguyên nhân nhiễm trùng

– Nhiễm trùng ngoài da: Các nhiễm trùng da có thể gây nên sốt bất cứ khi nào mà cũng có thể gây ra vào buổi tối. Các nhiễm trùng này tuy đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng cách thì có thể gây tình trạng nặng nề nên cần đi khám bác sỹ sớm.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân thường thấy gây sốt cao về đêm. Bệnh có thể là nhiễm trùng cao như thận, bể thận hay vùng thấp như viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Triệu chứng đi kèm có thể có tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu máu. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám ngay lập tức để được điều trị triệt để bệnh.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt và cũng có thể có sốt về đêm. Bệnh có thể là viêm mũi họng đơn giản, nhưng cũng có trường hợp nặng nề viêm phế quản, viêm phổi gây ra sốt. Nếu là những bệnh đơn giản thì có thể điều trị tại nhà theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng nề, sốt cao không giảm, người bệnh mệt mỏi cần đưa tới cơ sở y tế để được chăm sóc.

Xem thêm:

2. Dị ứng

Là nguyên nhân có thể gây nên sốt về ban đêm. Dị ứng có thể do nhiều dị nguyên như thuốc hoặc các loại thực phẩm, phấm hoa, lông động vật, bụi nhà,… Thường thì đặc trưng của dị ứng không phải là sốt mà là các dấu hiệu trên da như nổi ban, bọng nước, ngứa; các dấu hiệu toàn thân cũng có thể xảy ra như tiêu chảy, sốt, khó thở,… Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc, thực phẩm thì cơ thể sẽ xảy ra phản ứng dị ứng và biểu hiện với những triệu chứng nêu trên. Có thể trước khi ngủ, người bệnh ăn thức ăn hoặc loại thuốc nào đó thì đêm sẽ gây nên sốt kèm những triệu chứng đặc trưng của dị ứng. Khi đó, tùy từng mức độ mà người nhà có thể cho điều trị tại nhà hoặc tới cơ sở y tế.

3. Bệnh về miễn dịch và mô liên kết

Các bệnh về mô liên kết thường là một rối loạn hệ thống di truyền hoặc không di truyền nhưng được đặc trưng bởi một hiện tượng là tự cơ thể tấn công các mô của bản thân mà hay gặp nhất là các mô liên kết. Khi đó ta có các bệnh như viêm khớp dạng thấp rất hay gây đau và sốt về đêm khi các khớp bị viêm. Tương tự như vậy là bệnh lupus ban đỏ cũng có biểu hiện sốt về đêm tương tự. Bệnh vẩy nến cũng là nguyên nhân gây sốt về đêm có thể gặp.

4. Ký sinh trùng

Loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất là sốt rét với những cơn sốt cách nhau 24 hoặc 48 giờ nên có thể gây sốt hằng đêm hoặc cách đêm kèm theo đó trong cơn sốt có người bệnh rét run, vàng mắt, vàng da. Những triệu chứng như vậy cần đi khám để được điều trị đúng cách. Ngoài sốt rét còn một số ký sinh trùng khác cũng gây sốt như giun, sán nhưng ít nguy hiểm hơn.

Xem thêm: Tiểu Sử Cầu Thủ Lê Công Vinh Sinh Năm Bao Nhiêu, Quê Ở Đâu? Lê Công Vinh

5. Lao phổi

Bệnh lao là căn bệnh mà cả thế giới chung tay để loại trừ do mức độ lây lan nhanh, gây suy yếu cơ thể người bệnh nhanh chóng. Bệnh lao đặc trưng bởi ho có đờm dai dẳng kéo dài kèm sốt nhẹ về chiều nhưng đôi khi có thể sốt về đêm và ra mồ hôi lạnh. Nếu mắc lao sẽ được điều trị theo phác đồ của Bộ y tế với thuốc miễn phí và cần tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc sẽ khỏi hoàn toàn.Đừng quên, chuẩn bị một chiếc nhiệt kế điện tử trong tủ thuốc nhà mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *