Tiếp nối bài Chữa lỗi dùng từ phần 1, chúng ta đến với phần 2: Chữa lỗi dùng từ tiếp theo. Trong bài viết này chúng ta sẽ giải quyết 2 vấn đề chính: soạn bài chữa lỗi dùng từ tiếp theo, trang 75 76 sgk và giải vở bài tập ngữ văn lớp 6. Sau khi soạn bài, các em sẽ nắm được những lỗi dùng từ sai thường gặp, biết cách sửa lỗi và tránh mắc phải các lỗi đó khi giao tiếp cũng như hành văn. Mời các em cùng đến với nội dung chính ngay sau đây. 

*

Soạn bài Chữa lỗi dùng từ tiếp theo – ngữ văn lớp 6

Soạn bài chữa lỗi dùng từ tiếp theo

– Từ có thể biểu thị bằng một nghĩa hoặc nhiều nghĩa, những nghĩa này tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Trong hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ mới được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Và khi vào ngôn cảnh, thường chỉ có một số nghĩa nào đó được bộc lộ, còn các nghĩa khác không đồng thời có mặt.

Đang xem: #1 soạn bài chữa lỗi dùng từ tiếp theo đầy đủ, chi tiết

– Ví dụ: gan

+ Gan là một bộ phận trong ngũ tạng ở cơ thể, có chức năng tiết mật để tiêu hóa chất mỡ (buồng gan) và có chức năng thải độc.

+ Gan có nghĩa là gan dạ. Dám làm những việc nguy hiểm mà người khác không dám làm. 

– Khi chữa lỗi dùng từ, cần dựa vào nghĩa đã được hiện thực hóa để sửa chữa cho phù hợp. Đồng thời, phải xem xét mối quan hệ của từ trong câu hoặc quan hệ liên câu. 

Trên đây là những kiến thức quan trọng cần phải chú ý trong quá trình học bài và soạn bài chữa lỗi dùng từ tiếp theo. 

*

Một số lỗi dùng từ thường gặp

Dùng từ không đúng nghĩa

Câu 1: Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

Hướng dẫn soạn bài:

READ Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Là Gì? Ý Nghĩa Cách đọc Bảng Tuần Hoàn đúng Nhất

a) Dùng sai từ yếu điểm

– Yếu điểm là điểm quan trọng nhất.

– Cách dùng đúng là từ điểm yếu hoặc nhược điểm, có nghĩa là mặt yếu kém, cần được khắc phục. 

b) Dùng sai từ đề bạt

– Đề bạt là hành động cấp trên đưa ra quyết định cho cấp dưới nắm một việc nào đó.

– Cách dùng đúng là đề cử/bầu chọn: có nghĩa là chọn ra người nắm giữ chức vụ mà quyết định dựa trên ý kiến tập thể. 

c) Dùng sai từ chứng thực.

– Chứng thức là xác nhận đúng sự thật.

– Cách dùng đúng là chứng kiến: có nghĩa là tận mắt nhìn thấy. 

Thay từ thành a) điểm yếub) đề cửc) chứng kiến

*

Xán: rực rỡ. Lạn: sáng sửa. Xán lạn: sáng sủa, tươi đẹp

 

*

Nhậm chức là giữ chức, gánh vác, đảm đương chức vụ được giao phó

 

 

*

Giả thiết là điều cho trước trong một định lý để căn cứ. Giả thuyết là sự giải thích đề xuất cho một hiện tượng.

Luyện tập

Bài 1 – trang 75 sgk ngữ văn 6 tập 1

Gạch chân dưới các kết hợp từ đúng:

– Bản (tuyên ngôn)

– (Tương lai) sáng lạng

– Bôn ba (hải ngoại)

– (Bức tranh) thủy mặc

– (Nói năng) tùy tiện

– Bảng (tuyên ngôn)

– (Tương lai) xán lạn

– Buôn ba (hải ngoại)

– (Bức tranh) thủy mạc

– (Nói năng) tự tiện

Hướng dẫn soạn bài:

Các kết hợp từ đúng là:

– Bản (tuyên ngôn)

– (Bức tranh) thủy mặc

– (Nói năng) tùy tiện

– (Tương lai) xán lạn

Bài 2 – trang 75 sgk ngữ văn 6 tập 1

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a) Khinh khỉnh, Khinh bạc:

_________: tỏ vẻ kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b) Khẩn thiết, Khẩn trương:

_________: nhanh, gấp có phần căng thẳng

c) Bâng khuâng, Băn khoăn:

_________: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo âu.

Hướng dẫn soạn bài:

a) Khinh khỉnh

b) Khẩn trương

c) Băn khoăn.

Soạn bài chữa lỗi dùng từ lớp 6 đầy đủ nhất

Bài 3 – trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 1

Chữa lỗi dùng từ trong câu sau:

READ Cách giải bất phương trình chứa căn bậc 2 hay nhất

a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên ngụy biện.

c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hóa dân tộc.

Xem thêm: Hàm Tính Giá Trị Trung Bình Trong Excel, Các Hàm Trung Bình Nâng Cao Trong Excel

Hướng dẫn soạn bài:

a) Từ dùng sai: tống (hoạt động của tay) hoặc đá. 

– Có thể sửa theo 2 cách:

+ Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào bụng ông Hoạt.

+ Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b) Thay từ thực thà bằng từ thành khẩn, thay từ bao biện thành từ ngụy biện. 

+ Làm sai thì thành khẩn cần nhận lỗi, không nên ngụy biện.

Vì: bao biện (làm cả những việc lẽ ra phải để người khác làm, dẫn đến kết quả không tốt). Còn ngụy biện (dùng lí lẽ để che đậy cái đúng, làm cho người khác nhầm lẫn, tin tưởng rằng lý lẽ đó là đúng nhưng thực chất nó sai).

Bài 4 – trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 1

c) Thay tinh tú bằng tinh tuý

Vì: tinh tú là sao trên trời. Còn tinh túy là là những cái tốt đẹp, được giữa lại, có giá trị. 

https://www.youtube.com/watch?v=uCfqwSSd93Y

Giải vở bài tập ngữ văn 6: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

Câu 1

Câu 1 (trang 75 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 43 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng.

Trả lời:

Kết hợp đúng:

– Tương lai xán lạn

– Bôn ba hải ngoại

– Bức tranh thủy mặc

– Nói năng tùy tiện

Câu 2

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 43 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. 

Trả lời:

a) khinh khỉnh

b) khẩn thiết

c) băn khoăn

Câu 3

Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 43 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau.

READ Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau

a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.

Trả lời:

Câu a: tống

Câu b: thực thà

Câu c: tinh tú

Câu 4

Phân biệt nghĩa của các từ sau và đặt câu với mỗi từ: đề cử, đề bạt, đề đạt, đề nghị.

Trả lời:

Đề cử: giới thiệu ai đó để bình bầu, lựa chọn

Đề bạt: để cho ai đó được giữ chức vụ cao hơn

Đề đạt: trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình (thường là với cấp trên)

Đề nghị: đưa ra ý kiến, giải pháp nào đó để thảo luận, xem xét

– Câu có chứa từ đề cử: Diễn viên này đã được đề cử cho giải thưởng năm nay.

– Câu có chứa từ đề bạt: Trưởng phòng muốn đề bạt anh ta lên một vị trí cao hơn trong công ty.

– Câu có chứa từ đề đạt: Tôi sẽ thay mặt mọi người đề đạt ý kiến với cấp trên.

– Câu có chứa từ đề nghị: Những đề nghị của các tiểu thương buôn bán ở đây là hoàn toàn hợp lý.

Xem thêm:

Câu 5

Chọn các từ sau: độc đáo, độc đoán, độc nhất, độc thân, độc quyền để điền vào chỗ trống cho thích hợp.

Trả lời:

Từ Nghĩa của từ
độc nhất chỉ có một mà thôi
độc quyền nắm quyền một mình
độc đoán quyết định mọi việc theo ý riêng, không dân chủ bàn bạc
độc đáo đặc biệt, riêng mình đạt tới
độc thân sống một mình, không lập gia đình

 

Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong bài soạn chữa lỗi dùng từ tiếp theo trong sách giáo khoa và trong vở bài tập ngữ văn lớp 6. Mong rằng các em học tốt phần kiến thức này và tránh các lỗi dùng từ ở trên. Cùng lessonopoly học tốt ngữ văn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *