Đức Phật Thích Ca là ai? Ngài có thật không? Bài viết này của với chủ đề “Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni” thông qua qua bộ tác phẩm phù điêu Cuộc đời Đức Phật do Buddhist Art thực hiện, mời bạn cùng theo dõi!

1.Phật Thích Ca là ai – giấc mơ báo trước về sự ra đời của Ngài.

Đang xem: Lược sử đức phật thích ca mâu ni

Tại Vương Quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattsu), ngày nay thuộc nước Nepal, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, một hôm, hoàng hậu Ma Da (là vợ đức vua Tịnh Phạn – Suddodana) khi ấy sắp sinh đứa con đầu lòng đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, từ ấy một con voi trắng rất lớn, đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một bông sen trắng.

*

Hoàng Hậu Ma Da nằm mơ thấy giấc mơ kỳ lạ

Khi tỉnh giấc hoàng hậu Ma Da đã kể với Đức Vua và Ông đã triệu tập các nhà hiền triết, họ cho rằng, đây là một điềm lành báo hiệu rằng đứa bé sắp sinh sẽ là một vĩ nhân.

– Ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN Đức Phật ra đời:

Vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni.

*

Phật Đản Sanh

Vua cha Tịnh Phạn vui mừng bèn triệu tập các vị thánh giả, đạo sư để xem tướng và cầu phúc cho con trai của mình.

Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà đến từ Hy Mã Lạp Sơn xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong bật khóc. Vua Tịnh Phạn hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của Ngài”.

*

Tượng Đức Phật Thích Ca ngồi thiền

Lớn lên với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Từ năm 13 tuổi ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La lúc ngài được 16 tuổi.

Xem mẫu tượng Phật Thích Ca:https://huannghe.edu.vn/tuong-phat-bon-su-thich-ca/

2. Bước ngoặc thay đổi cuộc đời của thái tử Tất Đạt Đa

Một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là: một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết, và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.

Ngài quay về cung, nhìn thấy các cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ, nằm ngổn ngang trong phòng khiến ngài cảm thấy sự ô uế của con người.

Qua bao nhiêu sự việc, ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La lần cuối trước khi lên đường.

Thế rồi ngài đã cưỡi con ngựa Kiền Trắc cùng với người nô bộc của mình là Xa Nặc bỏ lại kinh thành ra đi vào giữa đêm khuya.

Khi đến bờ sông Anoma, ngài đã cắt tóc, trao lại ngựa, tháo bỏ tất cả trang sức quần áo đưa cho Xa Nặc và kêu Xa Nặc trở về. Khi đó ngài được 29 tuổi.

Xem thêm:

*

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni hào quang

Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thầy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như. Sau 6 năm tu ép xác, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi ngài nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, ngài liên tưởng đến loại dây đàn không quá căng cũng không quá chùng nên ngài đã phát hiện ra con đường trung dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ Ngài để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác tu hành.

Sau khi thọ thực xong, ngài đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thệ nguyện sẽ đạt được giác ngộ rốt ráo. Chiếc bát đã trôi ngược theo dòng nước. Sau đó Ngài đã băng qua dòng nước và được anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi dưới gốc cây Bồ Đề mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.”

Khi ngài đang ngồi thiền thì bất chợt có một cơn mưa trái mùa rất lớn. Thần rắn Naga liền bò ra khỏi hang, quấn mình quanh chỗ ngồi của ngài 7 vòng để nâng Ngài lên và dùng đầu của mình để che mưa cho Ngài.

Ngài đã ngồi quán tưởng các duyên khởi, nhìn thấy được các kiếp trước của mình, của chúng sanh, sự hình thành và hủy diệt của thế giới, của nhiều thế giới.

Ma vương Vasavatti và đoàn tùy tùng đã đến để quấy nhiễu ngài. Một vị nữ thần từ trong lòng đất đã đánh bại ma vương để hộ pháp cho ngài. Nhờ tu tập pháp độ trong nhiều kiếp nên ngài đã nhiếp phục ma vương một cách dễ dàng. Cuối cùng ma vương cũng bị khuất phục và thành tâm đảnh lễ với Ngài.

Vào buổi bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật.

*

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

3.Vị Phật đầu tiên là ai?

Vị Phật đầu tiên chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài chính là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Hoàng tử ra đời vào năm 624 TCN. Sau khi thấu rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như sự thanh thản của các vị tu sĩ, ngài đã quyết tâm bước vào con đường tu hành, trải qua muôn sự khó khăn, thử thách và đạt thành chính đạo, trở thành vị Phật đầu tiên đặt mầm móng cho Phật Giáo trở về sau.

4.Phật Như Lai có phải Phật Thích Ca không?

Phật Như Lai chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca.

“Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. Như hay còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người đã thấu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca, nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác nhau như Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai,…

Xem thêm: 8 Cách Gỡ Phần Mềm, Xóa Phần Mềm Trong Win 7 Nhanh Nhất, Triệt Để Nhất

*

Phật tổ Như Lai có phải là Phật Thích Ca?

5.Đức thế Tôn là ai?

Đức Thế tôn lại là một tôn hiệu khác của Phật Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni. Thế Tôn là từ mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả, đức cao vọng trọng. Các Tăng sĩ cũng như tín đồ Phật giáo sau này cùng dùng cái tên Thế Tôn khi gọi Đức Thích Ca Mâu Ni như một cách bày tỏ lòng cung kính.

Chúng ta vẫn thường nghe “Bạch Thế Tôn…” vô cùng tôn kính. Phật Thích Ca là nhân vật có đức hạnh vẹn toàn, công đức vô lượng, là thầy của mười phương ba cõi, há còn lý do gì mà không phải là Thế Tôn?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *