Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền, xin chuyển lại tiền chuyển nhầm vào tài khoản được dùng để thực hiện yêu cầu thu hồi tiền chuyển nhầm vào tài khoản, rút lại tiền chuyển nhầm qua ngân hàng. Đây là mẫu công văn thường được dùng trong các trường hợp phát sinh các vấn đề trong giao dịch thanh toán giữa các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hay giữa các cá nhân, khi việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng xảy ra việc chuyển khoản nhầm vào tài khoản của một đơn vị khác không tham gia giao dịch, hoặc chuyển khoản thanh toán dư hơn số tiền cần thanh toán. Sau đây là mẫu đơn xin hoàn trả tiền mới nhất năm 2022 mà Luật sư X gửi đến bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Mẫu đơn xin hoàn trả tiền

Nếu không may chuyển tiền nhầm bạn cần làm đơn tra soát gửi ngân hàng chuyển tiền để thông báo về sự cố. Ngân hàng sẽ hỗ trợ bằng cách liên hệ với người nhận, nếu người nhận tự nguyện trả lại thì rất may mắn cho người chuyển nhầm.

Đang xem: Mẫu đơn xin hoàn lại tiền

*

Tuy nhiên, quy định hiện nay không cho phép ngân hàng tiết lộ thông tin cá nhân của người nhận cho người chuyển tiền. Ngân hàng cũng không được phép can thiệp tài khoản người nhận, tự ý hoàn trả số tiền chuyển nhầm khi chưa được sự đồng ý của chủ tài khoản nhận. Do đó, nếu sau khi được ngân hàng thông tin mà người nhận nhầm không thực hiện trả lại tiền thì cần thực hiện sử dụng pháp luật bằng việc báo công an để hỗ trợ đòi lại tiền.

Mời bạn tham khảo mẫu sau:

*

Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền

Mời bạn tham khảo mẫu công văn dưới đây:

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC……………………………………………….Số: …………/CV – ………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc—–oOo—–

CÔNG VĂN

(V.v: Đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm)

Kính gửi: CÔNG TY ………………………………………………………………

………………….., ngày ….. tháng ….. năm ….ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trách nhiệm pháp lý đặt ra nếu không hoàn trả tiền chuyển nhầm

Theo quy định thì người nhận tiền chuyển nhầm phải thực hiện hoàn trả lại tiền đã chuyển nhầm cho mình. Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Xem thêm:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

Như vậy, theo quy định trên trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Nếu việc chiếm hữu hay sử dụng tài sản của người khác mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật Hình sự) và Tội sử dụng trái phép tài sản (điều 177 BLHS).

Xem thêm:

Thông tin liên hệ

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm hoàn trả tài sản và nghĩa vụ hoàn trả tài sản là gì?

Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này

Nghĩa vụ hoàn trả theo quy định pháp luật như thế nào?

– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.– Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *