Trong cuộc khảo sát của HR Morning, có 55% doanh nghiệp cho rằng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là lĩnh vực hàng đầu mà họ quan tâm (1). Bên cạnh đó, theo khảo sát của tập đoàn Adecco, 45% doanh nghiệp đang cần nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên (2). Sự thay đổi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19 khiến mọi doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự để thúc đẩy các chiến lược sáng tạo mới.

Đang xem: Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Vậy phát triển nguồn nhân lực là gì? Cùng ELSA Speak tìm hiểu khái niệm trên cũng như cách tạo chiến lược đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences.text }}
Tiếp tục
Click to start recording!
Recording… Click to stop!

*

= sentences.length” v-bind:key=”sIndex”>

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

“Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… nhằm phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất”. (Khái niệm được tham khảo tại Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân).

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế có dẫn khái niệm: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”.

Ở phạm vi vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 khía cạnh. Đó là: giáo dục, đào tạo và phát triển. Trong phạm vi vi mô, phát triển nguồn nhân lực được hiểu là tổng hợp các giải pháp từ khâu quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, tạo điều kiện và môi trường kích thích động lực, thái độ làm việc của nhân sự. Theo đó, công việc sẽ được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, cơ cấu hợp lý, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển chung của một tổ chức, doanh nghiệp.

Mục tiêu và vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu: Sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, nắm vững hơn về vị trí việc làm và thực hiện một cách có tự giác, chủ động, thích ứng.

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực với doanh nghiệp

Là nguồn lực quan trọng nhất của một tổ chức.

Đội ngũ nhân viên là lực lượng chính tham gia các hoạt động của một doanh nghiệp ở nhiều vị trí khác nhau. Là những chủ thể quan trọng trong sức sáng tạo và phát huy sức mạnh giá trị của doanh nghiệp đến với khách hàng. Do đó, phát triển nguồn nhân lực được xem là “rường cột” quyết định đến lợi nhuận và phát triển hưng thịnh của một công ty.

*

Là động lực cho sự phát triển toàn diện và bền vững.

Một doanh nghiệp sẽ phân bổ nguồn lực khác nhau để phát triển bền vững. Trong đó có thể kể đến như: công nghệ mới, cơ sở vật chất, vị trí địa lý, tài nguyên… là những chủ thể khác bị tác động trực tiếp bởi nhân lực. Hiểu đơn giản hơn, các nguồn lực kể trên phát huy thực sự có hiệu quả khi và chỉ khi có người sử dụng và khai thác chúng, nếu không thì chỉ nằm ở dạng “tiềm năng”.

Bởi vậy, năng lực cạnh tranh trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 không phải là “ai nhiều tiền hơn ai” mà là nhân lực. Nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, kinh nghiệm, năng động, sáng tạo sẽ tác động đến các nguồn lực khác một cách có hiệu quả hơn, nhằm phục vụ tối đa cho sự phát triển của cả doanh nghiệp.

Quyết định đến sự thành hay bại của một doanh nghiệp.

Xem thêm: Những Câu Hỏi Về Chủ Đề Gia Đình, 12+ Đoạn Hội Thoại Tiếng Anh Về Gia Đình

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở việc nhân sự ảnh hưởng đến các nguồn lực khác mà còn quyết định đến sự thành hay bại của một doanh nghiệp.

“Một ngôi sao sáng không thể làm sáng hết bầu trời” mà phải cần “một người thủ lĩnh lớn có một sắp thủ lĩnh nhỏ”. Không có một doanh nghiệp nào thành công nếu chỉ có một người đứng đầu giỏi. Thay vào đó, bạn cần phải có những nhân viên cùng đồng lòng, cùng thực hiện công việc vì mục tiêu chung của tổ chức.

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực với nhân viên

Được thể hiện phẩm chất, năng lực của bản thân trước doanh nghiệp.

Mỗi một nhân viên là một viên ngọc. Mà viên ngọc này sáng sớm hay sáng muộn phụ thuộc nhiều vào sự “khai phá” của doanh nghiệp. Nếu như ở viên ngọc thô, sự phát sáng chưa tốt thì bạn cần có chính sách phát triển, bồi dưỡng nhân viên. Từ đó, nhân viên của bạn sẽ thể hiện được phẩm chất, năng lực, phát huy tối đa và cống hiện nhiều giá trị dành cho doanh nghiệp. Đồng thời, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn vì giá trị của bản thân được khai sáng đúng lúc, đúng chỗ.

Tạo sự chuyên nghiệp, thích ứng được môi trường thay đổi.

Nhờ có các khóa đào tạo trong doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn trong công việc, giao tiếp khách hàng tốt hơn. Các kỹ năng, kiến thức ở chương trình bồi dưỡng giúp người lao động khắc phục được những hạn chế còn thiếu sót, hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, nhân viên cũng dễ dàng thích ứng khi môi trường làm việc thay đổi.

Làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Khi được liệt vào diện phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho doanh nghiệp, người lao động sẽ được trang bị tốt hơn trong xử lý công việc. Từ đó, hình thành sự thích thú đối với công việc hiện tại và có thêm thời gian không ngừng khám phá, học hỏi những điều mới mẻ khác.

Chính sách và nội dung phát triển nguồn nhân lực

Theo một khảo sát do Lorman.com thực hiện, “gần 59% nhân viên khẳng định họ không được đào tạo tại nơi làm việc và hầu hết các kỹ năng của họ đều do họ tự học. Trong khi đó, có đến 74% nhân viên được khảo sát cảm thấy họ không phát huy hết tiềm năng trong công việc do thiếu cơ hội phát triển.” (3)

Điều này cho thấy, thực sự nhân viên trong doanh nghiệp đang rất khao khát được học hỏi và bồi dưỡng thêm, đồng thời, các giá trị về tiềm năng con người trong họ cũng chưa khai thác hiệu quả trong doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần có chính sách và nội dung phát triển nguồn nhân lực ngay lúc này.

Có thể bạn quan tâm: Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả, đúng chuẩn cho mọi doanh nghiệp

*

Đảm bảo số lượng và cơ cấu đội ngũ nhân sự

Nguồn nhân sự chất lượng để đảm bảo khai thác có hiệu quả trong doanh nghiệp phải được điều chỉnh số lượng và cơ cấu đội ngũ hợp lý, dựa vào mục tiêu và tình hình thực tế phát triển doanh nghiệp. Số lượng và cơ cấu được thể hiện qua: Độ tuổi, giới tính, trình độ và vị trí phân bổ tại các bộ phận trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào yêu cầu của công việc, quy trình thực hiện mà doanh nghiệp cân đo đong đếm sao cho hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Nếu sự điều chỉnh này thừa hoặc thiếu thì đều dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ cấu và gây trở ngại lớn cho doanh nghiệp khi khai thác nguồn lực. Ngược lại, nếu như sự điều chỉnh hợp lý và khoa học sẽ kích thích được tính tích cực làm việc của nhân viên. Lớn hơn, điều này có ý nghĩa trong hoạch định chiến lược, mục tiêu, điều kiện kinh doanh thay đổi thì cơ cấu cũng có sự thay đổi để thích ứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *