Bên cạnh phôi thai học, những hiểu biết căn bản về giải phẫu tim mạch giúp chẩn đoán chính xác bất thường tim bẩm sinh cũng như giúp độc giả hiểu rõ thêm giải phẫu bệnh và cơ chế bệnh lý của bệnh tim bẩm sinh. Trong bài này, Nhà thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc cấu trúc giải phẫu tim và mạch máu lớn. Bài viết được đưa ra theo từng phân đoạn, có nhấn mạnh vào những điểm cần phân biệt vị trí bên trái và bên phải của các cấu trúc giải phẫu có tính đối xứng của tim.

Đang xem: Giải phẫu bệnh học: bệnh lý tim

Trung thất

Đặc điểm chung

Tim và các mạch máu lớn nằm trong lồng ngực giữa thuộc trung thất. Các ranh giới giải phẫu của trung thất bao gồm:

Giới hạn trước: xương ức và các xương sườn cung trước.Giới hạn sau: cột sống và các xương sườn cung sau.Giới hạn bên: màng phổi lá thành về phía giữa (trung tâm).Giới hạn trên: mặt phẳng đi qua xương sườn số 1.Giới hạn dưới: cơ hoành.

*
*
*
*

Chú thích: TMCT: Tĩnh mạch chủ trên; TMCD: Tĩnh mạch chủ dưới; TMP: Tĩnh mạch phổi; TNP: Tiểu nhĩ phải; TNT: Tiểu nhĩ trái; VBL: Van ba lá; VHL: Van hai lá.

Tâm nhĩ phải

Tâm nhĩ phải nằm ở thành bên phải, cùng với tĩnh mạch chủ tạo thành bờ phải của bóng tim trên phim chụp Xquang thẳng trước sau. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, xoang vành và các tĩnh mạch Thebesian. Tâm nhĩ phải đẩy máu qua van ba lá xuống tâm thất phải.

Xem thêm: Tổng Hợp Tất Cả Các Hàm Trong Excel Cơ Bản Và Thường Dùng Nhất

Mặt trong tâm nhĩ, thành tự do gồm phần nhẵn có cấu trúc dạng tĩnh mạch ở phía sau tiếp nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, có nguồn gốc bào thai từ xoang tĩnh mạch; phần cơ ở phía trước có cấu trúc cơ dạng mào có hình chữ C, gọi là mào tận cùng (crista terminalis – CT), ngăn phần trước và phần sau của tâm nhĩ phải, tham gia vào hệ thống dẫn truyền giữa nút xoang và nút nhĩ thất.

Các sợi cơ lược xuất phát từ mào tận cùng đi song song với nhau ở phần trước của thành tự do, được ví như những răng lược xuất phát từ “thân” lược. Ngoài ra cũng quan sát thấy cấu trúc cơ lược không đều trong tiểu nhĩ phải, vì vậy trong thực hành lâm sàng, các điện cực tạo nhịp nhĩ có thể “găm” vào vùng cơ lược này. Về mặt vị trí không gian, tiểu nhĩ phải nằm ngay sau động mạch chủ lên và có một phần đè lên đoạn đầu của động mạch vành phải.

Xem thêm: Tìm Hiểu Vị Trí Địa Lý Nhật Bản Từ A Đến Z, Có Gì Nổi Bật

Khi tâm nhĩ phải giãn, sẽ làm dòng máu chảy trong tâm nhĩ lưu chuyển chậm, huyết khối hình thành giữa các sợi cơ lược, đặc biệt ở tiểu nhĩ. Các điện cực tạm thời hoặc ống thông đặt theo đường tĩnh mạch trung ương vào nhĩ phải có xu hướng tạo ra các thương tổn do tiếp xúc với chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên vào nhĩ phải gây huyết khối bề mặt.

Cần lưu ý thành tâm nhĩ khoảng giữa các bè cơ lược rất mỏng (

*

Hình 6. Giải phẫu tâm nhĩ phải

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *