A00: Toán – Lý – HóaA01: Toán – Lý – AnhC01: Toán – Văn – LýD01: Toán – Văn – Anh

Trong sự dịch chuyển của nền công nghiệp 4.0 và hướng đến 5.0, ứng dụng các giải pháp Công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị vận hành của các doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của tổ chức.

Đang xem: Hệ thống thông tin quản trị

Trong môi trường kinh doanh mới, các nhà quản lý cần thật sự quan tâm đến chiến lược quản trị doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Đây sẽ là sự kết hợp chặt chẽ giữa năng lực đội ngũ, quy trình vận hành và nền tảng công nghệ để tạo nên hệ thống thông tin xuyên suốt trong doanh nghiệp, xây dựng nền tảng dữ liệu số đóng góp giá trị không nhỏ vào quá trình quản lý, giám sát, phân tích và dự đoán kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những nhận định này, với vai trò là một tổ chức giáo dục đào tạo, nhà trường nhận thấy nhu cầu xã hội và doanh nghiệp đang rất cần đáp ứng một nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng kết hợp giữa hai lĩnh vực là Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin, đây là sẽ đội ngũ có sứ mệnh triển khai và hiện thực hóa được các giá trị của công nghệ thông tin vào môi trường kinh doanh cụ thể.

Để đáp ứng nhu cầu này, năm 2012, Trường Đại học Văn Lang đã quyết định bổ sung chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (Information System Management) trong ngành đào tạo Quản trị kinh doanh, áp dụng từ khóa K18Q đến nay. Thông qua hoạt động khảo sát, Nhà trường luôn nhận được các phản hồi tích cực từ các cựu sinh viên tốt nghiệp và làm việc trong nhiều năm liên tục, cùng với việc nhận định sự phù hợp của nguyện vọng được ghi tên ngành Hệ thống thông tin quản lý trên các hồ sơ đào tạo, việc sớm mở ngành Hệ thống thông tin quản lý là cần thiết và đúng thời điểm.

*

Quản trị Kinh doanh là ngành có lượng sinh viên đông đảo nhất của Trường Đại học Văn Lang

Tố chất để theo học ngành Hệ thống thông tin quản lý

Theo bài trắc nghiệm Holland, ngành Hệ thống thông tin quản lý thuộc nhóm ngành Quản lý. Nhóm người Quản lý có đặc điểm như sau:

– Họ thích và có khả năng lãnh đạo và thuyết phục người khác (bạn bè đồng lứa) làm theo mình.– Họ thích buôn bán (hàng hóa và ý tưởng) từ nhỏ.– Họ không yêu thích các hoạt động hay môn học đòi hỏi sự quan sát kỹ càng, nghiên cứu và phân tích.– Trong một nhóm người, khi cần người đứng ra lãnh đạo, họ sẽ không ngần ngại là người lên tiếng dù cho họ chưa biết hết việc cần làm hay chưa có đủ khả năng cho công việc ấy.– Họ thích và có khả năng lấy được sự tin phục của bạn đồng lứa, thành viên gia đình, hay người xung quanh.– Họ có khả năng ra quyết định, thường là người quyết đoán, và ít có nhu cầu suy nghĩ quá kỹ khi trước khi làm một việc gì đó.– Họ xem trọng sự thành công trong những vai trò quản lý lớp/nhóm. Họ thích nghĩ đến việc kiếm nhiều tiền.– Họ thường là người năng động, có tham vọng, và giao tiếp tốt.

Nếu bạn nhận thấy các đặc điểm trên cũng như có lòng yêu thích các môn học và hoạt động liên quan đến luật lệ hoặc quản lý; các bạn dù có thể học những môn nghệ thuật và sáng tạo tốt nhưng không mấy hứng thú với chúng lắm; với các em này, yếu tố giúp họ có động lực học và tự tin nhất vẫn là những môn học liên quan đến logic, luật lệ, quản lý. Tất cả những điều này cho thấy bạn thực sự thuộc về nhóm Quản lý. Trong những trường hợp này, bạn có thể tham khảo các ngành học thuộc nhóm Quản lý tại Văn Lang để lựa chọn ngành nghề theo năng khiếu của mình.

Nếu chưa biết bản thân thuộc nhóm tính cách nào, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm Holland tại đây để xem mình phù hợp với ngành nghề nào nhé!

Đặc điểm của ngành Hệ thống thông tin quản lý VLU

Khối lượng kiến thức toàn khóa tối thiểu135 tín chỉ, chia thành 2 khối:

Khối giáo dục đại cương: 51 tín chỉ, bao gồm:Nhóm chính trị – pháp luật: 13 tín chỉNhóm Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên: 7 tín chỉNhóm Nghệ thuật – Nhân văn – Khoa học xã hội: 6 tín chỉNhóm Kỹ năng và ngoại ngữ: 25 tín chỉKhối giáo dục chuyên nghiệp: 84 tín chỉ, bao gồm:Nhóm môn cơ sở ngành: 31 tín chỉNhóm môn ngành: 23 tín chỉNhóm môn chuyên ngành: 24 tín chỉNhóm thực tập và tốt nghiệp: 9 tín chỉ

Ngoài ra, sinh viên có thể chọn học thêm chuyên ngành phụ (15 tín chỉ) và được cấp chứng nhận chuyên ngành phụ do Trường Đại học Văn Lang cấp.

Từ định hướng đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường, kết hợp với giá trị về phương pháp đào tạo và nội dung giảng dạy (7 môn học) được chuyển giao từ Đại học Carnegie Mellon – Hoa Kỳ, một trong những trường Đại học có danh tiếng đứng vị trí số 1 trong đào tạo ngành Khoa học máy tính (Computer Science) và Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) từ năm 2008, chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị Hệ thống thông tin được thiết kế là sự phối hợp giữa 3 khối kiến thức cốt lõi gồm: khối kiến thức về kinh doanh (Business), khối kiến thức về công nghệ thông tin (Information Technology) và khối kiến thức làm cầu nối giữa Business và Information Technology, đảm bảo các giải pháp công nghệ thông tin đưa ra phải khớp nối và đáp ứng đúng nhu cầu và bài toán của doanh nghiệp.

Sinh viên được giảng dạy theo phương pháp Learning By Doing, học qua trải nghiệm và thực hành, sinh viên phải chủ động tìm tòi kiến thức, trao đổi tích cực trong các giờ thảo luận với Giảng viên và hoạt động nhóm, nội dung giảng dạy liên tục được cập nhật theo xu hướng phát triển và thay đổi của các mô hình kinh doanh mới cũng như các công nghệ mới. Một số học phần giảng dạy lồng ghép 100% giáo trình là Tiếng Anh để khuyến khích nâng cao năng lực Tiếng Anh cho sinh viên khi ra trường.

Xem thêm: Cách Xóa Tin Nhắn Trên Messenger 2 Bên, Cách Xóa Hết Tin Nhắn Trên Messenger Cả 2 Bên

*

Khoa Quản trị Kinh doanh tổ chức buổi tọa đàm giao lưu cựu sinh viên & sinh viên, chủ đề “Định hướng nghề nghiệp – trao cơ hội”, có sự tham gia của 13 cựu sinh viên, hơn 1000 sinh viên khóa 23, 24, 25, 26.

Chương trình học của ngành Hệ thống thông tin quản lý Đại học Văn Lang?

* Kiến thức

ELO1: Phân tích, đánh giá và tác động tích cực đến các vấn đề kinh tế xã hội thông qua việc hiểu biết về các vấn đề đương đại từ khối kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị, luật pháp;

ELO1.1 Phân tích và đánh giá được tác động của các vấn đề về chính trị, văn hóa-xã hội đến hoạt động kinh doanh và xu hướng xã hội

ELO1.2 Tác động tích cực đến môi trường, xã hội và cộng đồng  

ELO2: Nhận diện, giải thích và đánh giá các vấn đề của nền kinh tế và doanh nghiệp thông qua việc vận dụng kiến thức cơ sở ngành về kinh tế, kế toán, quản trị và toán, thống kê;

ELO2.1 Nhận diện được các vấn đề của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu

ELO2.2 Giải thích và đánh giá được tác động của các thay đổi trong nền kinh tế đến hoạt động của doanh nghiệp

ELO3: Phân tích và Đánh giá các qui trình vận hành của một tổ chức, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin, và các hoạt động chức năng liên quan để đưa ra các phương thức phù hợp thực hiện công việc, thông qua vận dụng kiến thức ngành Hệ thống thông tin Quản lý;

ELO3.1 Mô tả được các qui trình và phương thức vận hành các hoạt động của một tổ chức

ELO3.2 Phân tích được sự nối kết giữa các qui trình hoạt động của một tổ chức

ELO3.3 Đo lường, đánh giá các các hoạt động của một tổ chức thông qua các công cụ định tính và định lượng

ELO4: Vận dụng kiến thức chuyên ngành của Hệ thống thông tin quản lý để ứng dụng vào thực hiện các công việc chuyên môn về Phân tích cơ sở dữ liệu, quản lý hệ thống thông tin; Thiết kế, quản lý và đưa ra các giải pháp về hệ thống thông tin giúp giải quyết các vấn đề và năng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

 

* Kỹ năng

ELO5: Thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, và khả năng ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc;

ELO5.2: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng tiếng Anh bậc 4/6, theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam, bạn hành theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

ELO6: khả năng giao tiếp (thuyết trình và soạn thảo văn bản) tốt, hợp tác làm việc nhóm hiệu quả và có khả năng lãnh đạo trong môi trường quốc tế;

ELO6.1: Có khả năng giao tiếp tốt trong môi trường công việc, bao gồm khả năng soạn thảo văn bản và thuyết trình chuyên nghiệp

ELO6.2: khả năng hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường toàn cầu

ELO6.3: Có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt nhóm

ELO7: khả năng quản lý kế hoạch cá nhân và kế hoạch phát triển bản thân và nghề nghiệp;

ELO7.1: Có khả năng xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân

ELO7.2: khả năng định hướng và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp

ELO8: Vận dụng kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy phản biện (critical thinking) và tư duy dịch vụ (service minded) để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, hiệu quả và tích cực;

ELO8.1: tư duy phản biện để nhận diện, đánh giá vấn đề

ELO8.2: Có kỹ năng tổng hợp và phân tích để giải quyết vấn đề

ELO8.3: Có tư duy dịch vụ để làm việc với tinh thần phục vụ khách hàng trong và ngoài tổ chức

ELO9: khả năng tra cứu, thu thập, phân tích và xử lý thông tin bằng các phương pháp định tính và định lượng nhằm đưa ra quyết định quản trị trong hoạt động kinh doanh;

ELO9.1: khả năng tra cứu và thu thập thông tin định tính và định lượng cần thiết cho các quyết định kinh doanh

ELO9.2: Có kỹ năng xử lý, phân tích dữ liệu định tính và định lượng và trình bày báo cáo cho các mục đích quản lý, kinh doanh

* Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

ELO10: Tuân thủ pháp luật, thể hiện sự hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, chịu trách nhiệm cá nhân và ý thức trách nhiệm với cộng đồng;

ELO10.1: Hiểu các vấn đề pháp lý và có ý thức tuân thủ pháp luật trong các vấn đề kinh doanh

ELO10.2: Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

ELO10.3: Thể hiện ý thức trách nhiệm trong công việc và trách nhiệm với cộng đồng

ELO11: Thể hiện tác phong công nghiệp, nghiêm túc, có ý thức kỷ luật cao;

ELO12: Thể hiện thái độ luôn cầu tiến, kiên trì và tinh thần học tập suốt đời nhằm thích ứng tốt với môi trường và linh động với hoàn cảnh.

*

Chương trình đặc trưng BASS 2020 với chủ đề REBORN của Khoa Quản trị Kinh doanh là dịp để sinh viên năm cuối nói riêng và sinh viên các khóa nói chung gửi lời tri ân đến thầy cô và khẳng định tinh thần đoàn kết của cộng đồng sinh viên Khoa.

Xem thêm: Pc Là Viết Tắt Của Đơn Vị Gì ? Cách Tính Đơn Vị Pcs Dễ Hiểu Nhất

Đối tác của ngành Hệ thống thông tin quản lý VLU

Đối tác doanh nghiệp:

Đối tác nghiên cứu, đào tạo: Khoa Quản trị Kinh doanh đã xây dựng một số hợp tác quốc tế trong đào tạo như chương trình Quản lý hệ thống thông tin với Carnegie Mellon University (Mỹ) (giúp đào tạo giảng viên), chương trình Quản trị kinh doanh với Trường Đại học Victoria (Úc) (chuyển giao chương trình đào tạo), Viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan – chương trình đào tạo liên kết 4+1), hợp tác trao đổi sinh viên với Đại học Nebraska- Omaha (Mỹ). Các hợp tác về nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế sẽ phát triển trong tương lai gần. Ở cấp độ giảng viên, nhiều giảng viên đã xây dựng các mối hợp tác cá nhân trong nghiên cứu và đã có các công bố với có nhiều công bố cùng với đồng nghiệp quốc tế.

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo Hệ thống thông tin quản lý với kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ – tin học có thể đảm nhận các vị trí sau khi tốt nghiệp:

Trong thời gian đầu (ít hơn 3 năm), SV có thể làm việc ở các vị trí sau:Nhân viên Phân tích nghiệp vụ doanh nghiệp (Business Analyst).Nhân viên kinh doanh, marketing, chăm sóc mối quan hệ khách hàng.Nhân viên triển khai giải pháp CNTT cho doanh nghiêp.Nhân viên phân tích dữ liệu doanh nghiệpNhân viên kiểm thử phần mềmTừ 3-5 năm có khả năng đảm trách các vị trí:Chuyên viên tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp.Chuyên viên kinh doanh, marketing, chăm sóc mối quan hệ khách hàng.Trưởng nhóm, quản lý dự án HTTTQuản lý HTTT trong doanh nghiệp.Chuyên viên phân tích dữ liệu doanh nghiệpChuyên viên kiểm định HTTTVề dài hạn (trên 5-10 năm) có thể phát triển nghề nghiệp ở những vị trí cấp cao:Giám đốc HTTT của doanh nghiệp(CIO)Giám đốc Dự án HTTTGiám đốc đào tạo và xây dựng chuẩn quy trình cho doanh nghiệpGiám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *