Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Cách phòng tránh như thế nào, tất cả đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây.

Đang xem: đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? có nguy hiểm không và xử lý thế nào?

*

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi (đi cầu ra máu) là biểu hiện bất thường, dễ dàng nhận biết của đường tiêu hóa. Tuy rằng, đây không phải là một bệnh nhưng nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp như: bệnh trĩ, polyp hậu môn trực tràng,… Tình trạng máu tươi xuất hiện trong mỗi lần đi đại tiện còn phụ thuộc vào mức độ bệnh tình trong đó: lượng máu nhiều ít, nhỏ giọt hay chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Tình trạng chảy máu nhiều có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt gây mất máu.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu tươi

Đi cầu ra máu không kèm các triệu chứng đau có thể do các nguyên nhân dưới đây:

Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ

Triệu chứng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Thông thường, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc, do bị chèn ép trong khoảng thời gian dài nên bị giãn ra và hình thành các búi trĩ.

Các triệu chứng đi kèm đi tiêu ra máu tươi:Sa búi trĩNgứa hậu mônĐau rát hậu môn

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ tình cờ phát hiện phân có máu hoặc một chút máu tươi dính trên giấy vệ sinh mà không có cảm giác đau đớn như bệnh trĩ độ 3, độ 4.

*

Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra

Bệnh trĩ giai đoạn nhẹ cần được điều trị kịp thời, tránh chủ quan để bệnh phát triển nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và việc chữa trị trở nên khó khăn, tốn kém.

Bệnh thường xảy ra khi bị táo bón kéo dài, rặn nhiều khiến tăng áp lực lên hậu môn, gây rách nứt mô hậu môn và sưng đau, viêm. Khi người bệnh bị nứt rách kẽ hậu môn thường có các biểu hiện như đi ngoài ra máu tươi, hậu môn đau rát, có da thừa hoặc nhú hậu môn gần vết rách,…
Viêm đại tràng là viêm nhiễm trong một quá trình, gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, niêm mạc bị kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

*

Viêm loét đại tràng khiến niêm mạc bị kém bền vững và dễ chảy máu

Đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh lý. Thông thường, phân người bệnh thường kèm máu và dịch nhầy hoặc mủ. Kèm theo các cơn đau quặn bụng gần phía hông dọc khung đại tràng và sốt cao.
Polyp trực tràng và đại tràng

Tại Việt Nam, theo thống kê qua 2996 trường hợp được nội soi toàn bộ khung đại tràng thì tỷ lệ mắc polyp đại tràng là 10.7% (Theo báo Soha.vn). Có khoảng 90% bệnh ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nó đứng sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau ung thư vú (theo Globocan 20124).

Xem thêm: Bảng Danh Sách Tên Viết Tắt Các Nước Trên Thế Giới, Tên Viết Tắt (Mã Quốc Gia) Các Nước Trên Thế Giới

Được biết, polyp trực tràng và đại tràng là tình trạng tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn và trực tràng dẫn tới việc hình thành các khối u bên trong lòng hậu môn.

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nếu không gây đau có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh polyp đại tràng, trực tràng. Thông thường hiện tượng này sẽ liên tục kéo dài và ngày càng có những triệu chứng nặng nề hơn. Khi các khối polyp đã phát triển mạnh, hoặc bị nhiễm trùng, sưng tấy,… sẽ gây đau đớn khó chịu.

Ung thư đại – trực tràng là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tình trạng phân kèm máu tươi, có dịch nhầy, mùi tanh và hôi có thể là dấu hiệu của ung thư đại – trực tràng. Ngoài ra, người bệnh thường gặp các triệu chứng khác đi kèm như:
Chướng bụng, đau bụng dưới Rối loạn tiêu hóaCơ thể mệt mỏi, sút cân bất thường,… Bệnh ở giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với trĩ
Túi thừa là những túi nhỏ phồng lên tại thành ruột kết, xuất hiện dọc khung đại tràng, phổ biến nhất là ở đại tràng sigma. Nguyên nhân hình thành túi thừa là người bệnh không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Khi bị viêm, túi thừa xuất hiện tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể tự ngừng. Do đó, người bệnh thường thấy tình trạng đi ngoài có máu lẫn trong phân xảy ra không liên tục.

*

Viêm túi thừa dễ xuất hiện tình trạng chảy máu

Bên cạnh các bệnh lý trên, hiện tượng đi ngoài ra máu tươi có thể xảy ra nếu người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, sa trực tràng, kiết lỵ, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, viêm ruột,…

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bị. Các triệu chứng đi kèm đi ngoài ra máu đang ở mức độ nào. Nếu trong trường hợp đi ngoài ra máu tự hết, có thể chỉ là vấn đề thông thường, nhưng hiện tượng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng đau, sốt, lượng máu ra nhiều thì bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Các triệu chứng đi kèm cần được lưu ý như:

Số lượng máu ra nhiềuĐau quặn bụng, sốt cao, chóng mặt, buồn nôn,…Hình dạng và kết cấu phân thay đổi liên tục trong khoảng 3 tuầnĐại – tiểu tiện không kiểm soát, kèm máu tươiChán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân

Phòng tránh đi ngoài ra máu tươi bằng cách nào?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta nên thực hiện một số những cách lành mạnh dưới đây:
Cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốtRửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lầnHạn chế sử dụng kháng sinh kéo dàiTránh stress kéo dài và thức khuyaThường xuyên vận động, thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: gạo lứt, rau xanh, củ quả, trái cây… (những loại giàu kali: chuối, đu đủ, …)Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn tái sốngKhông sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay…Nên nhai kỹ, bữa ăn nhẹ nhàng, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều vào buổi tốiCung cấp đủ nước cho cơ thể, muối khoáng và các vitamin cần thiết.

Trên đây là những thông tin tham khảo cho người bệnh. Tuy rằng, đi ngoài ra máu không phải bệnh lý nhưng nhất định cần được chú ý và thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: ” Tốc Độ Tăng Trưởng Tiếng Anh Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Bạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống… hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trơ kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *