Thời kỳ ăn dặm là một dấu mốc vô cùng quan trọng của con nên mẹ cũng cần phải chú ý cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là hợp lý. Chính vì thế cần phải lên lịch cụ thể cho con trong những khoảng thời gian nhất định làm sao cho đảm bảo sức khỏe của các bé mé nhé.

Đang xem: Có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối

*

Việc chọn thời điểm cho con ăn dặm trọng ngày cần chú ý cho các bữa ăn cách xa nhau, mẹ phải đảm bảo nguyên tắc 2 bữa ăn cách xa nhau và ăn trước 19h. Tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái. Về cơ bản lịch sinh hoạt cũng như ăn uống của các bé khá giống nhau. Dưới đây là thời gian biểu mà mẹ có thể tham khảo:

6h30: Thức giấc và uống sữa.

7h30: Ăn dặm.

8h30: Ngủ ngắn.

10h: Uống sữa.

11h30: Ngủ trưa.

13h: Uống sữa.

14h: Ngủ ngắn.

15h30: Uống sữa.

Xem thêm: Mua Gói Đa Sắc Bằng Ip – Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Gói Đa Sắc

16h30: Ăn dặm.

18h: Bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ.

19h: Uống sữa.

20h: Bé ngủ đêm.

Như vậy với lịch ăn dặm thông thường này thì việc mẹ có nên cho bé ăn bột vào buổi tối hay không đã cuối cùng cũng có thể tìm ra được câu trả lời hợp lý. Mẹ có thể cho bé ăn bột vào buổi tối nhưng trong khoảng thời gian từ 18 – 19h ngoài ra muộn hơn đó thì hoàn toàn không nên. Cho con ăn bột quá muộn sẽ khiến bé bị đầy bụng, ấm ách và khó tiêu ở trẻ vì thế ăn đúng giờ để con có thời gian tiêu hóa cũng như chuyển đổi các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể một cách nhanh chóng và kịp thời.

*

Chính vì thế nếu mẹ cho rằng “trẻ lớn về đêm” nên cho con ăn bột buổi khuya hoặc uống sữa nhiều ban đêm thì nên thay đổi vì đây là một tư tưởng sai lầm. Thậm chí theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm này còn dẫn đến tổn hại về sức khỏe của trẻ. Thực tế thì có không ít bà mẹ ép con ăn nhiều về đêm để nhanh lớn, phát triển vượt trội hoặc cho bé bú đêm để đạt được chiều cao tốt nhất… mà không biết rằng việc ăn quá no, sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản.

Khi mẹ cho bé ăn muộn thì triệu chứng thường thấy nhất chính là bị ho về đêm, thậm chí cả ban ngày khi nằm nghỉ, chơi, ngủ. Hiện tượng này còn gọi là chứng ho ngang – ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang. Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó lúc con được 6 tháng tuổi mẹ chỉ cho bé ăn 2 bữa mỗi ngày, một bữa vào sáng sớm, một bữa vào chiều tối mẹ nhé. Khi con lớn hơn đến giai đoạn 8 – 9 tháng thì mẽ có thể tăng cường thêm một bữa vào buổi trưa để tránh việc bé bị đầy bụng mẹ nhé.

Xem thêm: Vay Vốn Tiêu Dùng Cá Nhân – Vay Tiêu Dùng Không Cần Tài Sản Đảm Bảo

Ngoài ra bên cạnh việc ăn bột thì mẹ nên cho bé tiếp tục bú sữa hàng ngày, hãy đảm bảo rằng ít nhất con được bú khoảng 3-4 cữ trong ngày khoảng 500 – 700ml cùng với 2-3 bữa cháo bột một ngày. Khi con lớn dần lên thì mẹ cũng tăng thêm các bữa ăn trong ngày của con nhưng cũng chú ý chỉ cho con ăn vào khoảng thời gian trong ngày và không cho con ăn muộn quá 7h tối mẹ nhé. Mẹ cũng chú ý cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn và từ loãng đến đặc để con làm quen dần với các dạng thức ăn khác nhau và hấp thu được hiệu quả nguồn dưỡng chất tốt cho sự phát triển toàn diện của con.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *