(Thanhuytphcm.vn) – Chiều 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT).

Đang xem: Cơ chế chính sách là gì

Báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động mạnh mẽ đến ngành này thông qua công nghệ số và chuyển đổi số. Sứ mệnh mới của bộ là dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, xây dựng một Việt Nam số, trong đó có chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và truyền thông số. Đa số các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ liên quan tới hạ tầng, là nền tảng nên phải đi trước. Bộ đặt mục tiêu đưa các lĩnh vực này vào top khoảng từ 30 đến 50 của thế giới vào năm 2025. Tổng doanh thu toàn ngành năm 2020 khoảng 130 tỷ USD, tổng nộp ngân sách khoảng 5 tỷ USD.

Xem thêm:

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu nhiều mục tiêu như Việt Nam phải làm chủ các thiết bị hạ tầng số, nhất là 5G, phủ sóng toàn quốc 5G năm 2022; trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng; làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng (hiện đã làm chủ 90%). Lĩnh vực công nghiệp điện tử – viễn thông – công nghệ thông tin – công nghệ số (công nghiệp ICT) cần chuyển từ lắp ráp, gia công sang “Make in Vietnam”, sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế và làm ra tại Việt Nam. Tỷ trọng “Make in Vietnam” vào năm 2025 đạt hơn 45% (hiện tại đang là 22%). Phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vào năm 2025 từ 58.000 doanh nghiệp hiện nay…

Bộ trưởng đề cập nhiều việc cần làm trong thời gian tới, đó là sửa Luật Bưu chính theo hướng là hạ tầng kinh tế số; sửa Luật Viễn thông với trọng tâm là hạ tầng số; sửa Luật Giao dịch điện tử theo hướng bổ sung kinh tế số. Tập trung xây dựng các chiến lược như chiến lược phát triển bưu chính; chiến lược hạ tầng số; chiến lược Chính phủ số; chiến lược an toàn không gian mạng Việt Nam, trọng tâm là không gian mạng an toàn và sạch; chiến lược quốc gia về kinh tế số, xã hội số; chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, mọi cán bộ, công chức làm việc trên các nền tảng số để dữ liệu được cập nhật tự động, cấp dưới không cần báo cáo cấp trên và giám sát được hoạt động của các bộ, ngành và địa phương. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thay đổi cách làm báo, làm sách trên môi trường số. Hình thành một số cơ quan báo chí, xuất bản chủ lực. Xây dựng kênh truyền hình quốc tế…

*

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Bộ và ngành TT-TT vào thành tựu chung của đất nước qua 35 năm đổi mới, nhất là trong 5 năm qua. Nhưng Thủ tướng cho rằng, kết quả đạt được của ngành chưa như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng lớn, nhất là tiềm năng, nguồn lực con người.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị bộ nghiên cứu, bổ sung một số nội dung mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan tới các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số… Coi trọng hơn nữa công tác xây dựng thương hiệu và bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt với các doanh nghiệp trong ngành. Thủ tướng cho rằng, xây dựng và dẫn dắt thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia tổng thế, toàn diện, xây dựng Việt Nam số là nhiệm vụ chuyên môn lớn của Bộ TT-TT, tất cả phải dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo.

Xem thêm:

Thủ tướng cũng lưu ý, công tác truyền thông là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phải xây dựng cơ chế, thể chế chính sách phù hợp để truyền thông sự là một nguồn lực, là sức mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *