*
*

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản.

Đang xem: Ví dụ về quyền tác giả

Trên thực tế có một hoặc nhiều bên đóng góp vào quá trình tạo ra tác phẩm, nên có nhiều dạng chủ sở hữu tương ứng với quyền lợi khác nhau.

 

Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả

Tác giả cũng chính là cá nhân đầu tư thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm.

Họ có toàn quyền nhân thân và các quyền tài sản.

Ví dụ: J.K. Rowling vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu tác phẩm “Harry Potter”

Điều 13, Điều 37 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 

Chủ sở hữu quyền tác giả gồm nhiều đồng tác giả

Có nhiều đồng tác giả cùng đầu tư thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm.

Các đồng tác giả này có chung các quyền nhân thân và các quyền tài sản.

Nếu việc chuyển giao quyền tài sản làm ảnh hưởng đến các đồng tác giả khác thì phải được sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả.

Nếu các đồng tác giả sáng tạo những phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có quyền nhân thân và được chuyển giao, cho thuê quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó.

Ví dụ: 3 kỹ sư cùng dành thời gian, cơ sở vật chất và kỹ thuật để lập trình phần mềm quản trị khách hàng CRM. Phần mềm này có 3 module chính hoạt động độc lập:

Tuấn lập trình module gửi Email tự độngHoàng lập trình module Online ChatLong lập trình module Bán hàng

Tuấn tách ra khỏi nhóm, và bán module gửi Email tự động cho một bên khác.

Điều 38 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm (một phần của quyền nhân thân) trong trường hợp giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo tác phẩm.

Ví dụ: Doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho nhân viên lập trình website; Doanh nghiệp thuê dịch vụ làm video quảng cáo.

Tác giả vẫn có các quyền nhân thân khác, nhưng không phải là chủ sở hữu.

Điều 39 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

 

Chủ sở hữu là bên nhận chuyển nhượng

Tổ chức, cá nhân có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản từ một chủ sở hữu khác.

Xem thêm:

Ví dụ: First News mua lại quyền xuất bản sách TOEFL iBT của Hãng Barron’s để xuất bản tại thị trường Việt Nam.

Điều 41 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

 Chủ sở hữu là người thừa kế

Trường hợp chủ sở hữu chết thì người thừa kế sẽ được thừa hưởng quyền tài sản.

Điều 40 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

 Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả khi:

Tác phẩm còn thời gian bảo hộ nhưng tác giả chết và không thể thực hiện việc thừa kế;Chủ sở hữu chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước;Tác phẩm khuyết danh.

Người quản lí tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả xuất hiện.

Tác phẩm khuyết danh có thời gian bảo hộ 75 năm kể từ khi được công bố lần đầu. Trong vòng 25 năm đầu được định hình nếu chưa được công bố, thì thời hạn bảo hộ là 100 năm.

Nếu danh tính tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo thời gian của tác phẩm thông thường. 

Điều 27, Điều 42 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

 

Chủ sở hữu quyền tác giả là công chúng

Tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ sau 50 năm kể từ khi tác giả cuối cùng chết, hoặc sau 75 năm nếu là tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.

Điều 43 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

 

Chủ sở hữu quyền liên quan

Chủ sở hữu quyền liên quan là các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác để truyền tải tác phẩm đến công chúng.

Quyền liên quan được bảo hộ cho cả chủ sở hữu quyền liên quan và người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng.

Chủ sở hữu các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình là người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình đó.

Chủ sở hữu chương trình phát sóng chính là tổ chức phát sóng.

Nếu người biểu diễn không phải là người đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật, thời gian để thực hiện thì người biểu diễn có quyền nhân thân và chủ đầu tư có quyền tài sản với cuộc biểu diễn.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện sao chép, phân phối bản ghi âm, ghi hình đó.

Xem thêm: Bật Mí Cách Nhắn Tin Làm Quen Với Bạn Trai Hiệu Quả Nhất, Cách Để Nhắn Tin Cho Chàng Trai Bạn Thích

Khoản 1 Điều 29, Điều 16, 30, 44 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009

huannghe.edu.vn là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *