Trì tụng thần chúđể tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên và hiện thực hóa 7 trí tuệ.

Đang xem: Văn thù sư lợi bồ tát thần chú

Chú chữ Tạng Phạn ngữ Phiên Âm Việt:

ༀ་ཨ་ར་པ་ཙ་ན་དྷཱི༔

Oṃ A Ra Pa Tsa Na Dhīḥoṃ a ra pa ca na dhīḥỐm, A, Ra, Pa, Cha, Na, Đi

*
*

Kịch bản Siddhaṃ chúNguồn hình ảnh: visiblemantra.org

*
*

Kịch bảnSiddhaṃ Tâm chú Văn Thù Sư Lợi – (Mañjuśrī Hṛdaya Mantra)Nguồn hình ảnh: visiblemantra.org

Minh Hạnhthâu âm niệm danh hiệu Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn xưng là vị Pháp Vương Tử, và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo truyền thống Đại thừa cổ điển từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam,… trong suốt gần hai thiên niên kỷ qua mà ngay cả với những truyền thống Đại thừa hiện đại của Tây phương. Phật tử Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Đại Lợi,… ngày nay hoặc tụng niệm danh hiệu của Ngài hoặc dùng hình ảnh của Ngài như là một đối tượng quán chiếu, xem đó như là một trong những phương pháp hành trì tu tập hiệu quả nhất nhằm đạt đến tuệ giác.

Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa -một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ. Chính vì tính cách biểu trưng này mà những nhân vật kiệt xuất về mặt trí tuệ trong lịch sử Phật giáo thế giới, cụ thể như Bồ Tát Long Thọ và đặc biệt là Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.

Xem thêm: Mua Bán, Thanh Lý Máy Phát Điện 10Kw Nhật Bãi Có Sử Dụng Tốt Hay Không?

Vai Trò v à Ý Nghĩa của Bồ Tát Văn Thù Trong Kinh Điển Đại Thừa.

Mặc dù cho đến nay các nhà nghiên cứu Phật học vẫn chưa có được một lời giải đáp thỏa đáng về nguồn gốc, xuất xứ của Bồ Tát Văn Thù nhưng một điều mà không ai có thể phủ nhận được là hình ảnh của Ngài đã xuất hiện rất sớm trong các kinh điển Phạn ngữ, mở đầu cho giai đoạn hưng khởi của truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Cụ thể như sáu trong số chín bộ kinh đầu tiên mà Ngài Chi Ca Lâu Sấm đã phiên dịch ra tiếng Trung quốc vào thế kỷ thứ 2 CE, nay vẫn còn tồn tại, đều có đề cập đến sự hiện diện của Bồ Tát Văn Thù (10). Điều này đã cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của vị Bồ Tát được tôn xưng là Đại Trí, mà với biện tài vô ngại thường là nhân vật được chọn để đứng ra lý giải những phạm trù tinh yếu cốt lõi của triết lý đạo Phật như Tánh Không, Bất Nhị, Chân Đế,… được quảng diễn trong các kinh điển Đại Thừa. Được tuyên xưng là Thái tử của Đấng Pháp Vương, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có lúc chính thức thay mặt Đức Bổn Sư diễn nói Chánh pháp mà pháp âm của Ngài vang động khắp cả tam thiên đại thiên thế giới khiến cho tất cả các cõi Trời, người, mọi loài chúng sanh đều được thấm nhuần mưa pháp, hưởng được lợi lạc. Vai trò này của Bồ Tát đã được thể hiện nổi bật nhất trong các bộ kinh “Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghị của Phật”, Duy Ma Cật và Thủ Lăng Nghiêm. Cũng có lúc Bồ Tát lại đóng vai trò làm người phát ngôn, giới thiệu chương trình, long trọng cảnh báo cho đại chúng biết Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng một thời pháp quan trọng như trong kinh Pháp Hoa, hoặc là một vị thiện trí thức đưa ra những lời khuyên thiết thực và quý báu cho những hành giả đang xả thân cầu Bồ Tát đạo như trong kinh Hoa Nghiêm. Ta sẽ lần lượt điểm qua vai trò của Bồ Tát Văn Thù trong các bộ kinh trọng yếu này của Đại Thừa.

Bồ Tát Văn Thù Sư LợiGiảng Pháp Môn Bất Nhị Trong Kinh Duy Ma Cật

Vai trò tuyên dương diệu pháp của Bồ Tát Văn Thù một lần nữa được thể hiện trong kinh « Duy Ma Cật ». Trưởng giả Duy Ma Cật là một cư sĩ tại gia nhưng tu hành chứng đắc, mật hạnh viên thông mà ngay cả những bậc đại đệ tử của Phật cũng không có vị nào sánh bằng. Ông cư trú tại thành Tỳ Da Li (Vaishali) như là một nhà thương gia giàu có và đồng thời là một nhân sĩ uy tín tại địa phương. Một hôm vì muốn tạo cơ duyên để hoằng pháp lợi sanh, ông đã mượn cớ bị bệnh để tạo dịp cho các vị quốc vương, quan chức, dân chúng đến thăm và nhân cơ hội đó giảng giải giáo lý cho họ. Đức Thế Tôn biết rõ căn « bệnh » của ông nên đã lần lượt yêu cầu các vị đại đệ tử thay mặt mình đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Thế nhưng tất cả những vị đại đệ tử của Phật trong quá khứ đã từng bị trưởng giả Duy Ma Cật chất vấn về tâm pháp và sở học mà không một ai trả lời trôi chảy trước kiến thức Phật pháp uyên thâm và biện tài vô ngại của ông nên đều sợ hãi từ chối. Bệnh của trưởng giả Duy Ma Cật là « bệnh Bồ Tát » -vì chúng sanh bệnh nên Bồ tát bệnh- thế nên người có đủ tư cách để thăm bệnh ông, không ai khác hơn ngoài vị Đại Trí Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.

Xem thêm:

Tâm Tịnh biên soạn trang này để bổ sung thêm cũng như khích lệ và ủng hộ mọi người, nếu có điều gì sơ sót xin quí vị hoan hỷ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *