Trong một doanh nghiệp có nhiều chức vụ khác nhau và người quản lý có vai rất quan trọng là người huấn luyệnvà tạo động lực nhân viên, lập kế hoạch, theo dõi, giám sát, đàm phán và là người đại diện, … Dưới đây Moka xin chia sẻ kinh nghiệm kiến thức về vai trò của người người quản lý.

Khái niệm người quản lý là gì?

Người quản lý là người làm việc trong 1 tổ chức, có quyền hạn điều khiển công việc của 1 cá thể và chịu trách nhiệm trước hành động, công việc của họ. Bên cạnh đó, người quản lý còn phải biết lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát mọi việc trong công ty như tài chính, con người, cơ sở vật chất 1 cách có hiệu quả. Từ đó, thu lại được mục tiêu cuối cùng tốt và có lợi cho công ty.

Đang xem: Vai trò của người quản lý

*

Người quản lý là người dẫn lỗi bạn đi đúng hướng

Công việc của người quản lý

– Biết cách quản lý tạo ra sự thống nhất ý chí giữa người quản lý – người bị quản lý và giữa những người bị quản lý với nhau. Đây là mục tiêu rất khó khăn bởi vì phải biết cứng nhắc và mềm dẻo đúng lúc.

– Định hướng sự phát triển của tổ chức đi theo mục tiêu và phương hướng chung, nhằm mang đến kết quả cao nhất trong công việc.

– Biết cách tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động các các thể, tổ chức sao cho giảm được độ bất định mang đến mục tiêu quản lý cao.

– Luôn đốc thúc các cá thể làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống, luôn có cách xử lý mềm dẻo khi cá thể vi phạm.

– Tạo môi trường làm việc vui vẻ, ổn định, bền vững, phát triển cho mọi cá thể.

*

Công việc của người quản lý cần làm là gì?

Vai trò của người quản lý

*

Vai trò của quản lý nhân sự là gì?

1. Huấn luyện nhân viên

Một trong những phần việc quan trọng là huấn luyện. Các nhà quản lý sẽ chỉ cho cấp dưới hướng đi của doanh nghiệp và cách thức để thực hiện. Một cách đơn giản hơn, họ là người hướng dẫn và đào tạo cho cấp dưới. Mục đích của huấn luyện là phát triển doanh nghiệp bằng cách nâng cao tiềm năng nhân lực trong doanh nghiệp.

2. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một trong những chức năng quản lý cũng như là công việc quan trọng hằng ngày của mọi nhà quản lý. Nhà quản lý là người lập các kế hoạch tương lai của tổ chức và suy nghĩ các về cách thực thi và nguồn lực cần thiết. Vì vậy, lập kế hoạch trở thành một trong những nhiệm vụ quản lý quan trọng nhất.

3. Tác nhân thay đổi

Trên thực tế, bạn thậm chí không thể tìm thấy nổi 1 ngày mà không có thay đổi. Một quá trình thay đổi thành công đòi hỏi những tác nhân thay đổi, người sẽ bắt đầu lại và thực thi toàn bộ quy trình. Quá trình thay đổi sẽ phải được lên kế hoạch và kiểm soát nếu như bạn muốn mang lại những kết quả cao. Nhà quản lý cùng lúc phải đảm bảo rằng công ty liên tục đạt những thành quả như hiện tại và chuẩn bị sự thay đổi để đem lại những thành công tương lai.

Xem thêm:

4. Dự báo tương lai

Dự báo khâu nhiệm vụ quan trọng khác giúp các nhà quản lý vẽ lên viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, họ sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

5. Tạo động lực cho nhân viên

Nhân viên nên được tạo động lực nếu bạn muốn nhận được những kết quả tốt nhất từ họ. Bạn sẽ không thể tìm thấy ai làm việc vì không thứ gì cả. Tất cả nhân viên đều mong muốn được tạo động lực để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi nhân viên sẽ có những cách tạo động lực khác nhau. Một trong những nhiệm vụ quản lý là tối ưu hóa quy trình và tối đa hóa hiệu suất của nhân viên. Vì vậy, hãy lan truyền động lực cũng là một nhiệm vụ khác của quản lý.

6. Tổ chức

Tổ chức là một trong những khâu quản lý bên cạnh lập kế hoạch và tạo động lực. Không có trình độ tổ chức, doanh nghiệp của bạn sẽ bị xáo trộn. Bởi vì mỗi doanh nghiệp có nhiều bộ phận, nhiều ý kiến và hành vi khác nhau. Vì vậy kỹ năng tổ chức là một phần việc của nhà quản lý tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp.

7. Tuyển chọn nhân tài

Tuyển chọn nhân tài là một nhiệm vụ quản lý khác. Nói một cách khác, con người là tài nguyên quan trọng của tổ chức. Tuyển chọn nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp là điểm mấu chốt tạo nên thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Đội ngũ nhân viên làm việc tốt hơn sẽ tạo nên nguồn năng lượng dồi dào hơn cho doanh nghiệp. Việc tuyển chọn nhân tài cần phải căn cứ trên việc đánh giá nhân viên một cách khoa học.

8. Theo dõi, giám sát

Giám sát là một trong công việc của nhà quản lý giống như lập kế hoạch, tạo động lực, tổ chức và tuyển dụng. Không có giám sát hay buông lỏng giám sát sẽ đem đến những kết quả thực tế không như kế hoạch ban đầu. Mục đích của việc theo dõi, giám sát là để giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giữa hoạch định và thực tế.

9. Đàm phán

Một nhiệm vụ quan trọng khác của quản lý là đàm phán. Trong kinh doanh có hai loại đàm phán: đàm phán nội bộ và đàm phán bên ngoài. Đàm phán nội bộ là việc đàm phán các vấn đề bên trong của doanh nghiệp và đàm phán bên ngoài với các đối tượng như các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng. Kỹ năng đàm phán của nhà quản hiệu quả hơn sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

10. Trao quyền

Nhà quản lý thành công sẽ biết làm cách nào để giao đúng người đúng việc. Chúng ta không thể tìm thấy nhà quản lý giỏi nếu thiếu sự trao quyền. Việc trao quyền cho nhân viên cũng là cách chúng ta thấy được sự khác biệt giữa người quản lý thành công với quản lý kém. Có thể thấy rằng, trao quyền là sự kết nối giữa kinh nghiệm và kiến thức khác biệt để mang lại kết quả cao hơn.

11. Đại diện

Nhiệm vụ cuối cùng đó là đóng vai trò đại diện của doanh nghiệp. Nhà quản lý chính là đại diện của công ty họ đang quản lý. Cách họ nhìn, trò chuyện, đi đứng hay suy nghĩ sẽ xây dựng lên hình ảnh văn hóa doanh nghiệp trong mắt đối tác bên ngoài.

Xem thêm: Cách Đặt Grab Trên Máy Tính, Gọi Xe Grab Trên Pc, Tải Grab App Trên Pc Với Giả Lập

—-

MỜIBẠN ĐỌCDÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốtchứng từ vàlên Báo cáo tài chínhchuẩn xác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *