Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Tương tác xã hội là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Xã hội học đại cương cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Đang xem: Tương tác xã hội là gì

Trả lời câu hỏi: Tương tác xã hội là gì?

Tương tác xã hội là hình thức giao tiếp xã hội hay trao đổi giữa cá nhân và các cộng đồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng được thực hiện, hành động xã hội được diễn ra và được sự thích ứng của một hành động này với một hành động khác, qua đó cũng tìm thấy cái chung trong sự hiểu biết tình huống, ý nghĩa hành động, nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc sự đồng tình giữa chúng.

Kiến thức tham khảo về tương tác xã hội

1. Đặc điểm của tương tác xã hội

Tương tác xã hội có những đặc điểm

Một là: Là hành động xã hội liên tục, ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô.

Hai là: Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau.

Ba là: Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người

Trong tương tác có rất nhiều loại, tôi có thể chia thành các loại như sau:

+ Tương tác nhóm – nhóm: Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó.

+ Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào.

Xem thêm: 3 Cách Đổi Tiền Thái Lan Đổi Ra Tiền Việt Nam, 3 Cách Đổi Tiền Thái Sang Tiền Việt Nam Năm 2021

+ Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, vi tính, fax,.. để thiết lập và duy trì quá trình tương tác

Mối quan hệ với hàng xóm được xem như một dạng tương tác xã hội, sự trao đổi lẫn nhau giữa nông thôn và thành thị, ở nông thôn vẫn được xem là nơi duy trì tốt mối quan hệ hàng xóm láng giềng. còn ở thành thị lại bị chi phối bởi các mối quan hệ xã giao, chức năng và thiếu gắn kết. về cơ bản, theo khảo sát mối quan hệ hiện nay ở nông thôn được quy về mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, có đi có lại, hình thức này diễn ra ở mọi hình thái, không phân biệt học vấn tôn giáo, giàu nghèo., nghề nghiệp hay lịch sử cư trú….

Điều đáng chú ý là sự chênh lệch về giá trị trong mối quan hệ hàng xóm láng giềng, 65% người được hỏi cho rằng họ qua lại với hang xóm dựa trên tinh thần giúp đỡ qua lại. còn 38% còn lại cho biết họ có mối quan hệ qua lại thân thiết như người nhà. Theo một kết quả nghiên cứu tại một làng quê tên là Giao Tân vào năm 2011 có đến 49% người dân cho rằng quan hệ của họ với hàng xóm là động viên khuyên nhủ giúp đỡ lẫn nhau. 47% người được hỏi cho rằng họ và hàng xóm của mình thân thiết như người nhà. Chỉ 4% cho biết mối quan hệ của họ chỉ ở mức chào hỏi. chỉ hai năm sau ở chính nơi này cùng với câu hỏi như vậy có đến 60% số người được hỏi trả lời mối quan hệ của họ với hàng xóm là giúp đỡ bảo ban lẫn nhau…và có 30% có mối quan hệ thân thiết như người nhà với hàng xóm hàng xóm.

*

Tương tác xã hội là gì?” width=”735″>

2. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Lý thuyết tương tác biểu tượng (symbolic interactionism) được Herbert George Blumer (1900 – 1987) đề cập đến một cách có hệ thống vào năm 1969 trong công trình Symbolic Interactionism: Perspective and Method. Những quan điểm của hướng nghiên cứu này là thành quả kế thừa các luận điểm của George Herbert Mead(1863 – 1931). Theo quan điểm này, trước hết, thế giới của con người là tập hợp các biểu tượng: thực thể (sự vật và các thuộc tính của chúng) và các hành vi, hành động (action) tác động lên các thực thể này. Theo quan điểm của H. Blumer, có hai hướng cơ bản để giải mã ý nghĩa của biểu tượng: thực nghiệm và phi thực nghiệm. Các nhà thực chứng cho rằng ý nghĩa của các biểu tượng được kế thừa từ chính sự vật còn lý thuyết chủ yếu của phái phi thực chứng là các ý nghĩa của biểu tượng mang thuộc tính tâm lý. H. Blumer đã kết hợp cả hai quan điểm này trong việc lý giải ý nghĩa của các biểu tượng (symbol) trong mọi bình diện của đời sống con người, mà trước hết là đời sống xã hội. H. Blumer đặc biệt được đề cao với những luận điểm của ông về sự tương tác của các biểu tượng trong đời sống xã hội, trong những vận động xã hội (social movements). Các luận điểm của ông về quá trình vận động và tương tác biểu tượng được nhắc đến nhiều lần trong các công trình nghiên cứu sau này như các tiền đề quan trọng của hướng nghiến cứu này, đặc biệt là ba tiền đề đầu tiên: “Thứ nhất, con người hành động theo những ý nghĩa cơ bản mà sự vật đem lại. Bước thứ hai, những ý nghĩa vượt ra khỏi sự kiểm soát xã hội. Thứ ba, ý nghĩa của sự vật được biến đổi thông qua quá trình tự phản ánh (self-reflections) và tương tác (interaction) trong tư duy biểu tượng của mỗi cá nhân. Bước thứ tư, con người sáng tạo lại thế giới theo sự trải nghiệm đời sống của chính nó. Thứ năm, những ý nghĩa này thoát ra khỏi sự tương tác nói trên, hình thành bởi sự tự phản ánh mà mỗi cá nhân đem lại cho những cảnh huống (situation) của nó. Thứ sáu, quá trình tương tác tự thân (self-interaction) này gắn kết với những tương tác xã hội và đến lượt chúng, ảnh hưởng tới sự tương tác xã hội đó. Điều này có nghĩa là sự tương tác biểu tượng (symbolic interation), sự thống nhất và kết hợp giữa mặt tự nó và mặt xã hội, là ý nghĩa chủ yếu mà qua đó bản thể của con người cố gắng nhào nặn những hành vi mang tính xã hội, tính cộng đồng của nó. Thứ bảy, tập hợp những hành vi đó, sự hình thành, tan rã, xung đột, liên kết của chúng tạo nên cái gọi là “đời sống xã hội của xã hội con người” <7, 4445>. H. Blumer chỉ ra sự tương tác giữa các hành vi của cá nhân và cộng đồng trong quá trình chuyển hóa ý nghĩa của các thực thể – biểu tượng, vừa như một thực thể vật chất mà con người phải trải nghiệm trong các cảnh huống (situation) của quá trình sinh tồn. Sự tương tác phức tạp giữa ý nghĩa, đối tượng và biểu tượng, như sự nhấn mạnh của H. Blumer là quá trình đặc trưng trong đời sống của con người bởi vì nó đòi hỏi hành vi hồi đáp trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự giải mã biểu tượng, hơn là hành vi hồi đáp dựa trên sự tác động của môi trường, điển hình là sự giải mã biểu tượng của ngôn ngữ, cử chỉ cũng như hành động của người khác. Vì đời sống xã hội là một quá trình vận động và thương thuyết, để hiểu được người khác, con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình tương tác biểu tượng. H. Blumer định nghĩa tương tác biểu tượng theo ba luận điểm chính:

– Con người ứng xử với sự vật (bao gồm cả những cá nhân khác) dựa trên ý nghĩa của chúng đối với sự tồn tại, trải nghiệm của họ.

– Ý nghĩa của sự vật hình thành nên từ các tương tác xã hội giữa chúng và các thực thể xung quanh.

Xem thêm:

– Ý nghĩa được xử lý và biến đổi thông qua một quá trình giải mã mà mỗi cá nhân dùng để giải quyết sự việc mà nó phải đối mặt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *