Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm, tuân thủ pháp luật mang tính chất bắt buộc.

Đang xem: Tuân thủ pháp luật là gì

Tuân thủ pháp luật luôn là chủ đề được đề cập rất nhiều và những kiến thức liên quan đến vấn đề này cũng được phổ cập từ khi tất cả chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường.

Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Tuân thủ pháp luật là gì? Ví dụ tuân thủ pháp luật?

Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm. Tuân thủ pháp luật mang tính chất bắt buộc.

– Hình thức thể hiển: Thường thế hiện dưới dạng những quy định cấm đoán. Tức quy phạm không bắt buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định.

– Đối tượng thực hiện: Là mọi chủ thể.

– Bản chất: Tuân thủ pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

Hiện nay có 04 hình thức thực hiện pháp luật, ngoài tuân thủ pháp luật ra 03 hình thức còn lại bao gồm:

– Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác nay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

– Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.

Để giúp giải đáp toàn bộ thắc mắc: Tuân thủ pháp luật là gì? Ví dụ tuân thủ pháp luật? Quý độc giả hãy tiếp tục theo dõi các nội dung tiếp theo chúng tôi chia sẻ trong bài viết.

Ví dụ tuân thủ pháp luật

Ví dụ, quy định tại Điều 89 – Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu, cụ thể:

“ 1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;”

Do đó, khi tham gia đấu thầu các chủ thể không thực hiện những hành vi cấm nêu trong Điều khoản nêu trên có nghĩa là các chủ thể đang tuân thủ pháp luật.

Xem thêm:

*

Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật

– Về bản chất:

+ Sử dụng pháp luật: Các chủ thể lựa chọn xử sự những diều pháp luật cho phép. Đó có thể là hành vi hành động hoặc không hành động tùy theo quy định của pháp luật cho phép.

+ Áp dụng pháp luật: Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật. Mang tính quyền lực nhà nước.

+ Thi hành pháp luật: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động.

+ Tuân thủ pháp luật: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

– Về chủ thể:

+ Sử dụng pháp luật: Mọi chủ thể.

+ Áp dụng pháp luật: Chỉ Cán bộ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Thi hành pháp luật và Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể.

– Về hình thức thể hiện:

+ Sử dụng pháp luật: Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. Có nghĩa là pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.

+ Áp dụng pháp luật: Tất cả các loại quy phạm vì Nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

+ Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động hợp pháp.

+ Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán. Có nghĩa là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định.

– Về tính bắt buộc thi hành:

+ Sử dụng pháp luật: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

+ Áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật: Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải được thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Xem thêm:

Như vậy, Tuân thủ pháp luật là gì? Ví dụ tuân thủ pháp luật? Đã được chúng tôi cung cấp cụ thể trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Chúng tôi mong răng những nội dung trên sẽ có ích cho quý bạn đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *