Đồ chơiđất nặn đã gắn liền với tuổi thơ ở nhiều thế hệ. Từ những năm học mầm non, đất nặn đã được đưa vào thành đồ dùng giáo cụ chính phục vụ cho việc giảng dạy. Cho đến ngày hôm nay, mọi thứ vẫn như vậy và những đứa trẻ đều rất hạnh phúc khi nhận được món quà yêu thích này.

Đang xem: đất nặn trẻ em 12 màu an toàn cho trẻ

Mỗi món đồ chơi khi sản xuất ra sẽ được dành riêng cho từng nhóm độ tuổi khác nhau. Với đất nặn mặc dù là đồ chơi được ưa thích ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng vẫn nhận được những câu hỏi rằng: “Bao nhiêu tuổi thì có thể cho bé chơi đồ chơi đất nặn?” Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bố mẹ hãy đi cùng huannghe.edu.vn trong bài viết hôm nay nhé!

Khi nào bé có thể chơiđất nặn?

Độ tuổi phù hợp nhất mà bố mẹ có thể cho phép con chơi đất nặn đó là giai đoạn từ 3 tuổi trở lên. Đất nặn là món đồ chơi có nhiều khối màu với rất nhiều màu sắc hấp dẫn, các bé có thể tự tay nhào nặn và tạo nên nhiều hình dạng khác nhau. Nhưng chính vì vậy mà món đồ chơi này lại hoàn toàn không phù hợp với những bạn nhỏ dưới 3 tuổi.

*

Dưới 3 tuổi, trẻ em thường bị thu hút bởi màu sắc và thích nếm các vật thể lạ. Các món đồ vật nằm trong tay ngay lập tức sẽ được các bé đưa ngay vào miệng nếu không có sự giám sát của người lớn. Và đều đưa đất nặn vào miệng thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho dù nguyên liệu làm nên đất nặn có được an toàn đến đâu.

Khi bé bước sang giai đoạn 3 tuổi, lúc này bé đã có thể nhận biết chính xác về màu sắc xung quanh, biết đâu là đúng và đâu là sai. Cái gì nên làm và không nên làm khi chơi đất nặn theo hướng dẫn của cha mẹ. Và trò chơi nặn đất sét cũng phù hợp với sự phát triển của bé trong độ tuổi này. Các bé dưới 3 tuổi sẽ chỉ xem đó là cục bột với màu sắc bắt mắt và chưa cảm nhận được những điều thú vị từ chúng. Nhưng khi lớn thêm một chút, chỉ với những cục bột đấy mà bé có thể sáng tạo ra vô vàn nhiều điều thú vị khác nhau.

Lợi ích mà đồ chơiđất nặn mang lại

Mỗi trò chơi khi được tạo ra đều là kết quả của quá trình nghiên cứu về độ tuổi, sở thích, giới tính và những tác động tích cực giúp bé phát triển các giác quan trong quá trình vui chơi. Trò chơi đất nặn cũng như thế, cũng sẽ có những tác động tích cực đến bé khi bé tự tay nhào nặn từng khối đất nặn thành nhiều hình thù khác nhau. Lợi ích mà đất nặn mang đến cho trẻ đó là:

Giúp bé phát triển kỹ năng vận động và trở nên khéo léo

Kỹ năng vận động của bé được phát triển nhiều nhất thông qua trò chơi này chính là đôi bàn tay. Những nhóm cơ của bàn tay, ngón tay đều liên tục được thực hiện những động tác nhào nặn khi bé vui chơi cùng các khối đất sét. Theo thời gian, bàn tay của bé sẽ trở nên linh hoạt hơn và uyển chuyển hơn khi cầm nắm đồ vật.

Để có thể nhào nặn khối đất sét thành những điều mình muốn, các bé phải cần thật cẩn thận và khéo léo. Nhất là khi tạo hình thành các con vật. Bé sẽ phải tự mình tạo ra các chi tiết mô phỏng từng bộ phận như cái chân, cái đầu, cái đuôi,… Khi bé có thể tạo hình được chứng tỏ sự khéo léo của bé đã bắt đầu hình thành.

Cảm giác được tự tay nhào nặn, kéo dãn, được vo tròn những viên đất nặn luôn tạo ra cảm giác thích thú, hưng phấn cho trẻ. Đó không chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn về xúc giác mà đất nặn cho phép trí tưởng tượng của trẻ trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Phát triển khả năng nghệ thuật trong bé

Tạo hình đất nặn hoàn toàn có thể được xếp vào danh mục những trò chơi mang tính nghệ thuật. Đất nặn có đa dạng màu sắc, ngoài những gam màu cơ bản bé phải phối để tạo ra những gam màu tươi sáng theo ý thích. Bé sẽ khám phá ra quy luật phối màu cơ bản trong môn vẽ.

*

Từ một khối đất nặn cơ bản bé sẽ thỏa sức sáng tạo nhào nặn tạo ra vô số những hình khối và chi tiết ngộ nghĩnh. Ví dụ như con muốn tạo hình một bông hoa thì đầu tiên con phải tìm ra được những thứ con cần như màu đất sét phù hợp. Sau đó suy nghĩ xem cách nặn cánh hoa thế nào, nụ hoa màu gì. Những dòng suy nghĩ tư duy đó sẽ giúp bé phát triển được tính nghệ thuật vốn có tiềm ẩn. Chỉ với những chi tiết đơn giản, bố mẹ ngay lập tức có thể cảm nhận được bé có năng khiếu về nghệ thuật hay không.

Kích thích sự phát triển ngôn ngữ

Điều gì tuyệt vời hơn nếu bé được vui chơi nhào nặn cùng bạn bè và bố mẹ. Cùng nhau suy nghĩ xem cần phải nặn như thế nào cho đúng. Cùng nhau bàn luận và vui chơi sẽ giúp bé có môi trường được nói nhiều hơn và bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.

Giao tiếp có những tác động nhất định đến tính cách của trẻ. Một đứa bé khi sinh ra luôn có cơ hội được trò chuyện và bàn luận cùng bố mẹ thường có tính cách khá cởi mở và thích nói chuyện. Đối với đứa trẻ ít được nói chuyện thường có tính cách thiên hướng nội tâm và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Xem thêm:

Những lưu ý khi bé chơi đất nặn

Lựa chọn đồ chơi đất nặn có thành phần an toàn

Thành phần sản xuất nên đất nặn vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của bé, bởi bé thường xuyên tiếp xúc gần với đất nặn bằng tay của mình. Nếu vô tình bé đưa tay lên miệng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Hơn nữa, nếu thành phần được làm nên từ những nguyên liệu rẻ tiền và không được kiểm chứng sự an toàn sẽ ảnh hưởng đến da tay của bé. Gây nên những nốt mẩn ngứa, kích ứng khó chiu. Vị làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm.

Không cho bé đưa tay vào miệng khi chơi đất nặn

Cho dù bạn có cẩn thận đến đâu trong khâu lựa chọn cho bé loại đất nặn an toàn nhất nhưng tuyệt đối không được để bé cho tay vào miệng. Bởi vì, đất nặn sẽ bị nhào nặn thường xuyên dưới mặt đất và dính không biết bao nhiêu bụi bẩn. Nếu cho tay vào miệng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động.

Một lưu ý nữa là bạn không nên để bé cho những viên đất nặn cho dạng hình tròn với kích thước bé vào mũi hoặc tai, vì nếu vô tình khối đất nặn đó lọt vào thì sẽ rất khó để lấy ra.

Vậy để làm sao có thể ngăn chặn được những việc này? Nếu bạn có thời gian cạnh bé suốt quá trình vui chơi thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng bạn không thể đảm bảo rằng bạn sẽ không rời mắt khỏi bé dù chỉ 1 giây.

Vì thế, thay vì việc giám sát bé thì bạn hoàn toàn có thể dạy bé rằng: “Việc cho tay vào miệng khi chơi đất nặn hay cho đất nặn vào tay, mũi sẽ vô cùng nguy hiểm”. Đối với các bé 3 tuổi trở lên, sự nhận thức đã được hình thành nên ít nhiều. Bé đã có thể hiểu được lời của mẹ và biết vâng lời mẹ nói. Theo thời gian, điều này sẽ giúp bé tạo thành thói quen và nhận thức.

Một số món đồ chơi đất nặn bố mẹ có thể tham khảo

Hiện nay Play-doh là thương hiệu đất nặn số 1 thế giới đến từ Mỹ được thành lập từ năm 1956 với nguyên liệu từ nước, muối, bột lúa mì hoàn toàn an toàn cho bé. Sản phẩm mềm mịn, màu sắc tươi tắn với nhiều phụ kiện đa năng giúp bé tha hồ sáng tạo. Phát triển kỹ năng của đôi tay, tính tỉ mỉ và sự kiên nhẫn. Kể từ những ngày đầu tiên ra mắt, những sản phẩm của Play-doh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều bậc phụ huynh. Cho đến ngày hôm nay, các sản phẩm đồ chơi đất nặn của thương hiệu này đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Máy làm kem lốc xoáy

*

Bộ đất nặn làm kem Play-doh

Khác với những món đồ chơi đất nặn thông thường, các sản phẩm đến từ thương hiệu Play-doh được sản xuất vô cùng bắt mắt. Thay vì một hộp dựng với những khối đất nặn nhiều màu sắc, các bé chỉ có thể tạo hình theo một vài khuôn mẫu đi kèm. Thì với bộ đồ chơi này, ngoài việc được tạo hình đất nặn, bé được vui chơi với bộ đồ chơi máy làm kem với vô vàn chi tiết hấp dẫn. Đây là điều mà các bộ đồ chơi đất nặn thông thường đều không có.

Lò nướng bánh thần kỳ

*

Đất nặn lò nướng Play-doh

Một người thợ đầu bếp tài ba sẽ xuất hiện khi vui chơi món đồ chơi lò nướng bánh thần kỳ này. Chỉ với một số màu đất nặn cơ bản, bé đã có thể tạo thành nhiều món ăn khác nhau. Bộ đồ chơi được thiết kế tỉ mỉ vơi nhiều chỉ tiết như : lò nướng, đĩa, dao, thìa,… bé có thể hóa thân thành một bác đầu bếp hay một người thợ làm bánh tài ba.

Bộ đất nặn bác sĩ khám răng vui vẻ

*

Đồ chơi đất nặn bác sĩ Play-doh

Trẻ em là độ tuổi mắc các vấn đề về răng miệng lớn nhất và việc phải đối mặt với bác sĩ luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Dường như không một đứa trẻ nào có thể giữ được bình tĩnh khi tới phòng khám nha khoa.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Nút Đăng Ký Kênh Youtube Video 2022, Tạo Nút Đăng Ký Trên Youtube

Để bé trong vài một người bác sĩ giải quyết những vấn đề răng miệng cho mọi người sẽ là một liệu pháp tâm lý giúp bé phần nào giảm bớt được nỗi sợ khi tới phòng khám. Và bé phần nào sẽ hiểu được, ăn kẹo và không chịu đánh răng mỗi khi đi ngủ sẽ là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *