Khi nhắc đến một trong những khoảng thời gian xui xẻo nhất trong năm, hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tháng 7 âm lịch. Trong thời gian này, người ta thường kiêng kỵ và tránh thực hiện các công việc hệ trọng để tránh mọi rủi ro không đáng có. Vậy đâu là nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi tháng cô hồn? 

Tháng cô hồn 2021 là tháng mấy?

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn lầm tưởng rằng tháng 7 cô hồn được tính theo lịch dương. Tuy nhiên, ông cha ta từ ngày xưa đã quan niệm rằng tháng 7 cô hồn được xét theo ngày âm lịch.

Đang xem: Sự thật về tháng cô hồn và những điều đại kỵ (tối kỵ) trong tháng 7

Tháng 7 âm lịch hằng năm thường được biết đến với cái tên tháng cô hồn. Ngoài ra, nhiều người còn gọi tháng “mở cửa mả” hay tháng “xá tội vong nhân”. Người ta tin rằng nếu không kiêng cữ, cúng bái cẩn thận trong tháng 7 này thì sẽ gặp phải vận xui xẻo, bị linh hồn ma quỷ vất vưởng đeo bám và quấy nhiễu đến cuộc sống và công việc.

Đó cũng là lý do mà dân gian thường hạn chế tổ chức đám cưới, tiệc tùng linh đình hay các công việc đại sự quan trọng như xây nhà, mua xe, thi công công trình… để tránh gặp xui xẻo, thất bát.

Nguồn gốc tên gọi “tháng cô hồn”

Cái tên tháng cô hồn được truyền miệng nhau từ đời này sang đời khác và đã gắn liền với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu tường tận về nguồn gốc tháng cô hồn thì hẳn là điều mà không nhiều người làm được.

Tháng cô hồn bắt nguồn từ tín ngưỡng Đạo giáo Trung Hoa

Tháng cô hồn bắt nguồn từ tín ngưỡng Đạo giáo Trung Hoa

Tháng cô hồn có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Hoa. Tín ngưỡng Phật giáo ở cả Trung Hoa và Việt Nam cho rằng khi chết đi, con người hoặc sẽ được đầu thai trở lại làm người, hoặc sẽ phải trở thành ma quỷ dựa vào việc họ là người tốt hay người xấu khi còn sống trên dương gian.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hằng năm là tháng dành riêng cho ma quỷ. Đặc biệt cứ vào dịp 2/7 đến 14/7 âm mỗi năm, Diêm Vương sẽ mở cổng Quỷ Môn Quan cho phép ma quỷ được trở lại với dương gian để trở về thăm gia đình, con cháu, họ hàng người thân. Ma quỷ sẽ bị gọi trở về địa ngục vào ngày 15/7 khi cổng Quỷ Môn Quan đóng lại. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người gọi ngày này là ngày “xá tội vong nhân” hay “địa quan xá tội”.

Người ta tin rằng để không bị các vong hồn lang thang quấy nhiễu, đeo bám, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp làm ăn thì phải làm việc thiện, phóng sinh và bày mâm cúng vào dịp 14/7 âm lịch – trước ngày các linh hồn ma quỷ trở về địa ngục.

Giải thích về tháng cô hồn

Từ góc nhìn khoa học, tháng 7 là khoảng thời gian giao mùa, nắng mưa thất thường, do đó con người dễ ngã bệnh, đau ốm, nhất là trẻ em và người già cao tuổi. Tuy nhiên,theo bộ môn nghiên cứu Lý học Việt, tháng 7 dương lịch là tháng có âm khí cao nhất trong năm. Đây cũng là khoảng thời gian thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa gió, lũ lụt.

Tuy nhiên, nhiều người tin rằng tháng cô hồn không hẳn là tháng đem lại nhiều vận rủi hay xui xẻo. Quan niệm Phật giáo cho rằng chỉ cần người sống tốt, làm nhiều việc thiện, không tạo nghiệp thì sẽ không bị ma quỷ quấy nhiễu và đeo bám. Nhiều nhà kinh doanh thường bày biện các vật phong thủy giúp xua đuổi âm khí và điềm xui như tỳ hưu mạ vàng hay cóc 3 chân ngậm tiền.

Các ngày lễ trong tháng cô hồn

Lễ Thất Tịch

Hẳn nhiều người vẫn còn khá xa lạ với ngày lễ này. Lễ Thất Tịch rơi vào dịp 15/7 âm lịch hằng năm. Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt tại Trung Hoa, lễ Thất Tịch là ngày lễ tình nhân gắn liền với câu chuyện tình cảm động của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Câu chuyện kể về chàng trai chăn trâu mồ côi cha mẹ tên Ngưu Lang đã đem lòng cảm mến cô tiên nữ tên Chức Nữ trong một lần nàng xuống trần dạo chơi. Nàng là con gái út của Ngọc Hoàng. Hai người nảy sinh tình cảm với nhau, song không nhận được sự đồng tình của Ngọc Hoàng. Hai người bị chia cắt tại ranh giới của con sông Ngân Hà.

Xem thêm:

Lễ Thất Tịch là một dịp lễ đặc biệt trong tháng cô hồn

Lễ Thất Tịch là một dịp lễ đặc biệt trong tháng cô hồn

Ngưu Lang cứ ngày ngày chờ đợi Chức Nữ quay trở lại ở bên kia con sông. Cảm động trước chuyện tình cảm của đôi trẻ, Vương Mẫu đã đồng ý cho phép 2 người được đoàn tụ mỗi năm một lần trên con cầu Ô Thước vào dịp Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch. Từ đó về sau, ngày lễ Thất Tịch được người dân phương Đông truyền miệng nhau trở thành ngày lễ tình nhân.

Lễ Vu Lan báo hiếu

Dịp rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày để con cái được tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính với cha mẹ của mình, những người đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta. Ngày lễ Vu Lan hiện nay không chỉ giới hạn trong tín ngưỡng Phật giáo mà đã dần được tất cả mọi người đón nhận và xem đó như một dịp lễ đặc biệt trong năm.

Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm cũng chính là ngày vu lan báo hiếu

Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm cũng chính là ngày vu lan báo hiếu

Tương truyền thưở xưa, tôn giả Mục Kiều Liên – một vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có công cứu rỗi linh hồn người mẹ của mình. Mẹ của Ngài khi còn sống đã làm nhiều điều xấu xa, gây nghiệp chướng nên khi chết đi đã bị đày xuống địa ngục, chịu hành hạ khổ sở để chuộc lại tội lỗi ngày xưa.

Tôn giả Mục Kiều Liên vì thương mẹ nên đã khẩn cầu Phật Thích Ca cứu giúp. Lúc đó Phật mới phán rằng: “muốn cứu mẹ, hãy nhằm dịp rằm tháng 7 âm để bày biện lễ cúng, thỉnh cầu chư tăng mười phương để hợp sức mới có thể thành công.” Theo đó, mẹ của tôn giả Mục Kiều Liên đã được siêu thoát, không còn chịu kiếp khổ hình dưới địa ngục nữa.

Từ đó về sau, dịp Vu Lan rằm tháng 7 cô hồn hằng năm trở thành ngày đại lễ báo hiếu cha mẹ.

Tham khảo cách cúng cô hồn

Dân gian quan niệm rằng việc cúng cô hồn có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tâm linh và sự nghiệp làm ăn của mỗi gia đình. Cúng cô hồn không chỉ để xua đuổi tà khí mà còn giúp các linh hồn lang thang không chốn nương tựa được siêu thoát và tìm được nơi đầu thai trở lại dương gian. Tại Việt Nam, chúng ta thường làm lễ cúng cô hồn ở các nơi thờ cúng linh thiêng như chùa chiền trước rồi mới tiến hành tại gia.

Việc cúng cô hồn nên được thực hiện vào lúc chiều tối. Đây là khoảng thời gian âm khí ở mức vừa phải. Nếu cúng quá sớm vào ban ngày thì ma quỷ sẽ không thể nhận được vật cúng do mức ánh sáng ban ngày quá mạnh. Ngược lại, nếu cúng cô hồn vào thời gian quá khuya sẽ dễ đem lại vận xui rủi do âm khí lúc này rất vượng.

Dịp cúng cô hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều người, do đó mâm lễ cúng thường được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ. Mâm cúng cô hồn có thể bao gồm giấy tiền vàng mã, tiền mặt thật có giá trị nhỏ, hoa, trái cây ngũ quả, gạo, cháo, muối, nhang, các loại bánh kẹo, 5 cái bát và 5 đôi đũa, rượu trắng. Tùy theo phong tục từng địa phương mà các vật cúng trên có thể thay đổi.

Mâm cúng cô hồn thường được chuẩn bị rất chu đáo và tỉ mỉ

Mâm cúng cô hồn thường được chuẩn bị rất chu đáo và tỉ mỉ

Những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn

Ông cha ta có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dù bạn có hoặc không tin vào ma quỷ hay tín ngưỡng tâm linh thì cũng vẫn nên lưu ý những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn sau:

Nên hạn chế đi ra ngoài vào ban đêm, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu. Vì là tháng cô hồn nên những linh hồn ma quỷ lang thang bên ngoài rất nhiều, không cẩn thận bạn sẽ dễ gặp phải xui xẻo. Không nên đốt giấy tiền vàng mã nếu không phải vào những ngày cúng. Việc này có thể thu hút sự chú ý của ma quỷ và khiến chúng đeo bám, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của gia đình bạn.

Xem thêm: Chi Tiết Cách Ghi Âm Trên Máy Tính Win 7, Win 10 Trực Tiếp Và Bằng Phần Mềm

Cần lưu ý những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn để không rước vận xui vào bản thân và gia đình

Cần lưu ý những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn để không rước vận xui vào bản thân và gia đình

Không được ăn đồ ăn trên mâm cúng khi chưa cúng xong. Nếu muốn ăn thì bạn nên xin phép trước, bằng không sẽ tự đem lại vận xui cho mình vì đồ cúng là đồ của cõi âm, chỉ dành cho các linh hồn ma quỷ vất vưởng, đói khát. Không nên hét tên người khác vào ban đêm. Theo quan niệm dân gian, khi đi đêm mà hét tên nhau sẽ làm cho ma quỷ nhớ tên của chúng ta và từ đó sẽ đeo bám và ám lên người chúng ta. Tránh dừng chân ở những nơi hoang vắng, tối tăm, dưới chân các gốc cây cổ thụ, cây đa. Đây là những khu vực tích tụ mức âm khí cao hơn bình thường rất nhiều. Do đó, trong tháng cô hồn, chúng ta không nên lại gần những khu vực này để tránh bị dính âm khí. Không treo quần áo ở ngoài trời vào ban đêm. Nhiều người thường có thói quen giặt đồ và treo vào ban đêm mà không biết rằng điều này sẽ dễ thu hút ma quỷ. Chúng sẽ “mượn” để mặc tạm và thật khó để nói liệu bạn có gặp phải vận xui rủi nào sau khi mặc lại những món đồ đó hay không. Tránh treo chuông gió ở ngay đầu giường. Ông cha ta thường truyền miệng nhau lại rằng tiếng chuông sẽ đánh thức và dẫn dụ ma quỷ về nhà của người đó. Hạn chế đi tắm sông, suối vào tháng cô hồn. Đã có nhiều câu chuyện kể về những đứa trẻ bị ma quỷ chọc ghẹo, rút chân khi đi tắm sông, suối. Dù không biết liệu có thật hay không nhưng chúng ta vẫn nên hạn chế đi tới các khu vực này trong tháng cô hồn. Không ngoái nhìn lại đằng sau khi đi đêm một mình. Có bao giờ bạn đi đêm và luôn có cảm giác có người đi theo sau mình nhưng khi ngoái đầu lại thì chẳng có ai chưa. Khả năng lớn là bạn đã bị ma qủy trêu trọc và bu bám. Do vậy, khi đi một mình, tuyệt đối không ngoảnh đầu về đằng sau nếu có ai thì thầm tên bạn. Khi ăn cơm, không nên cắm dựng đứng đôi đũa vào giữa bát cơm. Hành động này được cho là một hình thức cúng bái đồ ăn cho cõi âm, do đó các linh hồn ma quỷ lang thang sẽ dễ đi vào nhà và để lại âm khí cho nhà bạn. Không nên đi ngủ quá muộn vì sẽ dễ bị nhiễm “âm khí”. Không tham lam mà đi nhặt tiền rơi người khác rải trên đường. Khi rải tiền tức là người đó muốn tống khứ những xui xẻo và vận rủi của bản thân. Nếu bạn tham lam mà nhặt lại tiền của họ tức là bạn đang tự hứng xui xẻo vào mình. Hạn chế hết mức các công việc đại sự như cưới xin, xây nhà, mua xe cộ, ký kết hợp đồng…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, huannghe.edu.vn đã giúp các bạn hiểu hơn về tháng 7 âm lịch cô hồn. Các vấn đề về tâm linh thường rất khó để giải thích, song chúng ta vẫn nên kiêng kỵ để tránh những xui rủi có thể xảy ra cho bản thân và gia đình mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *