*

*

*

*

Tóm tắt lịch sử Việt Nam, 10 phút học lịch sử Việt Nam

– Thời đại tiền sử > Thời kỳ đồ đá cũ > Thời kỳ đồ đá mới > Thời kỳ đồ đồng >Thời kỳ đồ sắt

– Sự hình thành Nước Văn Lang và Nước Âu Lạc

+ Các Vua Hùng Vương đã thay nhau trị vì nước Vãn Lang+ Đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, An Dương Vương lập nên nước âu Lạc và vết tích Thành Cổ Loa vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Đang xem: Tìm hiểu lịch sử việt nam

– Giai đoạn Bắc thuộc: Từ năm 207 trước công nguyên đến Thế kỷ thứ 10 sau công nguyên:

Vào nãm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị xâm chiếm bởi Triệu Đà là Vua nước Nam Việt bên. Sau đó vào nãm 111 trước công nguyên, Nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ. Âu Lạc bị phân chia thành hai Quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa đô hộ trong suốt 11 thế kỷ. Trong giai đoạn nầy nhiều anh hùng dân tộc đã dấy binh khởi nghĩa đấu tranh giành độc lập như : ➞ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng của hai chi em Trưng Trắc Trưng Nhị năm 40 – 43➞ Khởi nghĩa Bà Triệu của bà Triệu Thị Trinh năm 248➞ Khởi nghĩa của Lý Nam Đế hay còn gọi Lý Bôn hay lý Bí năm 542 – 602 lấy tên nước là Vạn Xuân kinh đô tại Long Biên (Long Biên Hà Nội ngày nay)➞ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan còn gọi Mai Hắc Đế năm 722➞ Khởi nghĩa Phùng Hưng năm 766 – 791Và Ngô Quyền với trận đại thắng vang dội quân Nam Hán trên Sông Bạch đằng Năm 938, đã chấm dứt 1000 nãm đô hộ và giành lại chủ quyền cho Việt Nam. Ngô – Ngô Quyền > Đinh – Đinh Tiên Hoàng > Tiền Lê – Lê Hoàn > Lý – Lý Công Uẩn > Trần – Trần Thái Tông > Nhà Hồ – Hồ Quí Ly > Hậu Trần – Trần Trùng Quang > Lê Sơ (Lê lợi) > Nhà Mạc – Mạc Thái Tổ > Lê Trung Hưng – Lê Chiêu Thống > Triều đại Tây Sơn – Nguyễn Huệ > Nhà Nguyễn từ Nguyễn Ánh đến Bảo Đại 1945. Trịnh Nguyễn phân tranh từ giữa thời Lê Sơ khéo dai gần 200 năm đến hết Lê Trung Hưng. Nhà nguyễn tồn tại đến 1945 với Bảo Đại là vị vua cuối cùng.

Lịch sử các Triều đại phong kiến Việt Nam:

Trang sử mới của lịch sử Việt Nam được mở ra vào đầu thế kỷ thứ 10 khi mà các triều đại Ngô, đinh, Tiền Lê đã vững chắc, đoàn kết và có đủ sức mạnh để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nướcTriều đại Ngô: ( 939 – 965 ) 26 năm với 5 vị Vua tên nước Vạn Xuân kinh độ tại Cổ Loa1. Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền ( 939-944):2. Dương Bình Vương – Dương Tam Kha (Là em vợ cướp ngôi) (944-950)3. Nam Tấn Vương – Ngô Xương Căn (con thứ hai của Ngô Quyền) (950-965)4. Thiên Sách Vương – Ngô Xương Ngập (Cháu Ngô Quyền) 951-959)Trong giai đoạn 951 – 959 nước ta có 2 Vua5. Ngô Sứ Quân – Ngô Xương Xí (965)Kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô năm 944, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt – nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.Triều Đinh: ( 968 – 980) 12 năm với 2 đời vua có tên Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư 1. Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh (968-979)2. Đinh Phế Đế – Đinh Toàn (979-980)

Đinh Toàn mới lên 6 tuổi, được triều thần đưa lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng các tướng sĩ, đã trao áo “Long Cổn” (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.

Xem thêm:

Tiền Lê: (980 – 1009) 29 năm với 3 đời Vua Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư1. Lê Đại Hành – Lê Hoàn (980-1005)2. Lê Trung Tông – Lê Long Việt (1005)3. Lê Ngoạ Triều – Lê Long Đĩnh (1005 – 1009)Lê Long Đĩnh đã làm việc càn dỡ giết Vua cướp ngôi, thích dâm đãng, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư… Do chơi bời trác táng quá Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 – 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đếThời Lý: (1009 – 1225 ) 9 đời Vua trong 216 năm 1. Lý Thái Tổ – Lý Công Uẩn (1010 – 1028) năm 1010 dời đô về Thăng Long 2. Lý Thái Tông – Lý Phật Mã (1028 – 1054) năm 1054 đổi tên Quốc hiệu là Đại Việt kinh đô tại Thăng Long 3. Lý Thánh Tông – Lý Nhật Tôn (1054 – 1072) 4. Lý Nhân Tông – Lý Càn Đức (1072 – 1128) – Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại Kinh thành Thăng Long 5. Lý Thần Tông – Lý Dương Hoán (1128 – 1138)6. Lý Anh Tông – Lý Thiên Tộ (1138 – 1175)7. Lý Cao Tông – Lý Long Trát (1176 – 1210)8. Lý Huệ Tông – Lý Sảm (1211 – 1224)9. Lý Chiêu Hoàng – Lý Phật Kim (1224 – 1225)

Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh.

Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy.

Để khôi phục lại triều Lê, tháng 7/1788 Hoàng thái hậu nhà Lê sang cầu viện nhà Mãn Thanh. Dựa vào thế quân Mãn Thanh, Lê Chiêu Thống trở lại kinh đô Thăng Long đã trả thù tàn bạo những người theo Tây Sơn.

Mồng 5 tết năm Kỷ Dậu (1789), quân đội Tây Sơn do hoàng đế Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Bắc đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở gò Đống Đa giành độc lập cho tổ quốc ta. Lê Chiêu Thống, vua bán nước, đã chạy theo tàn quân nhà Thanh sang Trung Quốc.

Xem thêm:

Triều đại Tây Sơn (1789 – 1802) – Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ kinh đô tại Qui Nhơn và Phú Xuân (Huế)Khi vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh (Tàn dư của đàng trong) tiến ra chiếm được Thăng Long. Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu bị chém đầu.Triều Nguyễn (1802-1945) đổi tên nước là Việt Nam kinh đo tại HuếNguyễn Ánh lên ngôi nãm 1802 và lập ra triều Nguyễn với 13 đời Vua trong 143 năm1. Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820) Sáng lập nhà Nguyễn2. Nguyễn Phúc Đảm – Minh Mạng (1820 – 1841) quốc hiệu được đổi thành Đại Nam3. Nguyễn Phúc Miên Tông – Thiệu Trị (1841 – 1847)4. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – Tự Đức (1847-1883)5. Nguyễn Phúc Ưng Chân – Dục Đức (1883) 6. Nguyễn Phúc Hồng Dật – Hiệp Hòa (1883)7. Nguyễn Phúc Ưng Đăng – Kiến Phúc (1883-1884)8. Nguyễn Phúc Ưng Lịch – Hàm Nghi (1884-1885)9. Nguyễn Phúc Ưng Kỷ – Đồng Khánh (1885-1889)10. Nguyễn Phúc Bửu Lân – Thành Thái (1889-1907) 11. Nguyễn Phúc Vĩnh San – Duy Tân (1907 – 1916)12. Nguyễn Phúc Bửu Đảo – Khải Định (1916 – 1925)13. Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại (1925 – 1945)

Lịch sử Việt Nam Nam trong thời kỳ Pháp thuộc

Lịch sử Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến tranh biên giới 1975 — 1979

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *