(BVPL) – Thực trạng mua bán thuốc lá điện tử đang diễn ra ngày càng rộng rãi, phổ biến và phức tạp. Tôi xin hỏi: Mua bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật không?Nếu vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? (Trần Bách – Hà Nội).

Đang xem: Thuốc lá điện tử có bị cấm không

Biến bệnh viện thành nơi giao dịch ma túy: Chế tài nào cho các đối tượng vi phạm?

Kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự?

Hoạt động tài chính bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?

Về vấn đề này, Luật sư Phạm Ngọc Oanh – Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:

*
*
*
*
Luật sư Phạm Ngọc Oanh – Công ty Luật TNHH Hùng Thắng. 

Pháp luật Việt Nam không cấm hành vi mua bán thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử, cũng như không phải hành vi mua bán thuốc lá điện tử nào cũng được pháp luật công nhận.

Hiện chưa có quy định nào điều chỉnh cụ thể về thuốc lá điện tử. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP: “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Như vậy, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá, do đó, việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện như quy định về mua bán sản phẩm thuốc lá theo Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì cá nhân/pháp nhân vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Xử lý hành chính:

Kinh doanh thuốc lá điện tử thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hành vi mua bán thuốc lá điện tử không đáp ứng điều kiện theo quy định là hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh quy định tại Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Xem thêm: Cách Sắp Xếp Theo Thứ Tự Trong Excel, Sắp Xếp Dữ Liệu Trong Phạm Vi Hoặc Bảng

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này…”.

Ngoài ra, cá nhân/pháp nhân buôn bán thuốc lá nhập lậu sẽ bị xử lý hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm với mức phạt lên đến 100.000.000 đồng và có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá, tùy theo các hành vi khác nhau như không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi, bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi,… sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tương ứng tùy vào hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

2. Xử lý hình sự:

Người có hành vi kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu thì sẽ bị xử lý hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xem thêm: Hiểu Đời Của Chu Dung Cơ Sau Ngày Về Hưu, Hiểu Đời Tâm Sự Tuổi Già Của Chu Dung Cơ

Như vậy, người có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù cao nhất lên đến 15 năm, nếu pháp nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; pháp nhân vi phạm có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *