Nếu không phát hiện và xử lý sớm thoát vị bẹn thì những cơ quan trong ổ bụng sẽ chui xuống ống phúc tinh mạc, dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì, cách điều trị như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

Đang xem: Những điều cần biết về thoát vị bẹn ở trẻ em

1. Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh, xảy ra ở ống phúc tinh mạc – ống thông từ ổ bụng kéo dài xuống dưới vùng bẹn. Bình thường vào giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc những tháng đầu sau sinh, ống thông sẽ tự đóng lại hoàn toàn. Khi trẻ càng lớn thì khả năng này sẽ ngày càng giảm xuống. Trường hợp không đóng lại được, các cơ quan trong ổ bụng sa xuống, tạo nên một khối phồng to ở bẹn.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh này là: đại tiện khó khăn khiến trẻ rặn nhiều hoặc ho liên tục và kéo dài,…

Triệu chứng thoát vị bẹn có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên bẹn, trong đó thoát vị bẹn phải chiếm tỷ lệ cao hơn. Mọi trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ở bé trai thường cao hơn so với nữ, nhất là những bé bị sinh non.

*

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh, xảy ra ở ống phúc tinh mạc – ống thông từ ổ bụng kéo dài xuống dưới vùng bẹn

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Vậy, làm cách nào để nhận biết bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em? Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết điển hình mà bố mẹ nên nắm vững để sớm phát hiện bệnh:

Dễ nhận thấy nhất là vùng bẹn của trẻ xuất hiện một khối phồng to. Khối này có thể lan rộng xuống vùng bìu hoặc vùng mu – môi lớn. Khi trẻ nằm yên thì rất khó phát hiện, chỉ khi vận động, chạy nhảy,… bạn mới thấy kích thước khối tăng lên.

Khi ép vào vùng phồng to ở bẹn, bạn sẽ sờ thấy túi thoát vị bẹn, đồng thời cảm nhận được phần túi bên trong hơi mềm và di chuyển.

Ban đầu trẻ không có biểu hiện đau. Đến khi khối thoát vị bị nghẹt và phồng to gây chèn ép các cơ quan xung quanh thì trẻ mới cảm thấy đau. Lúc này, trẻ sẽ luôn quấy khóc và xuất hiện các triệu chứng như: nôn ói, bụng căng, đau bụng dữ dội,… Trường hợp nặng hơn, khối thoát vị bẹn sẽ chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sậm màu.

*

Khi ép vào vùng phồng to ở bẹn, bạn sẽ sờ thấy túi thoát vị bẹn, đồng thời cảm nhận được phần túi bên trong hơi mềm và di chuyển

Biến chứng gặp phải:

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em sẽ không tự khỏi, nếu để kéo dài thì bệnh không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ mà còn dẫn đến các biến chứng, nguy hiểm như:

Khi chui vào ống phúc mạc tinh, các cơ quan trong ổ bụng sẽ bị kẹt lại và không thể trở về vị trí ban đầu. Máu không thể lưu thông khiến ruột, buồng trứng, tinh hoàn,… bị ảnh hưởng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, gặp nhiều khó khăn trong quá trình đại tiện.

4. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Để hạn chế xảy ra biến chứng bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi vì khi các nội tạng bên trong túi thoát vị bị tổn thương thì sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Xem thêm:

Hiện nay, phương pháp được bác sĩ áp dụng để thắt lại ống phúc tinh mạc là phẫu thuật, bao gồm:

Mổ hở vùng bẹn:

Trước khi tiến hành mổ hở vùng bẹn, trẻ sẽ được gây mê để giảm thiểu cảm giác đau đớn trong suốt quá trình. Sau khi đẩy ruột và các cơ quan trong túi thoát vị về vị trí thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ khoảng 2cm tại nếp da gấp ở bụng dưới. Đến khi ống phúc tinh mạc đã bộc lộ rõ, bác sĩ sẽ kiểm tra và thắt lại ống.

Nhược điểm của phương pháp này là không thể phát hiện được bên bẹn đối diện có bị thoát vị hay không, dẫn đến tình trạng bỏ sót. Vết rạch mổ dài để lại sẹo xấu sau mổ. Ngoài ra phương pháp này có thể gây nguy hiểm và để lại biến chứng sau phẫu thuật đối với trẻ sơ sinh.

*

Ngày nay, phương pháp mổ hở ít được áp dụng

Phẫu thuật nội soi:

Hiện nay, ngày càng có nhiều ông bố bà mẹ áp dụng phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn cho trẻ. Bởi phương pháp này ít gây sang chấn mạch máu và ống phúc tinh mạc, từ đó giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này. Ngoài việc đảm bảo an toàn, phẫu thuật nội soi còn mang lại tính thẩm mỹ – không để lại sẹo do đường rạch ngắn chỉ khoảng 2 mm.

Sau khi đưa dụng cụ vào trong ổ bụng, camera nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát được ống dẫn tinh và mạch máu cả hai bên bẹn. Nhờ đó, quá trình thắt ống phúc mạc tinh luôn diễn ra nhanh chóng dễ dàng, đồng thời không bỏ sót hay nhầm lẫn với cơ quan khác.

Chăm sóc sau phẫu thuật:

Sau phẫu thuật khoảng 1 – 2 tuần thì trẻ sẽ hồi phục lại bình thường. Để giảm thiểu các biến chứng, bố mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận:

Cho trẻ bú đủ, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu.

Thực hiện tái khám định kỳ cho trẻ để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe xem có ổn định và hồi phục hoàn toàn chưa.

Trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt cao, chảy máu vết thương, nôn ói,… thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

*

Bố mẹ nên thực hiện tái khám định kỳ cho trẻ để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe có ổn định và hồi phục hoàn toàn chưa

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã biết được bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì. Để phát hiện sớm bệnh này, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu mà chúng tôi vừa chia sẻ. Ống phúc tinh mạc cần được thắt lại càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đưa trẻ đến những bệnh viện uy tín.

Xem thêm: Cách Chặn Trang Web Trên Firefox Nhanh Nhất Cho Cha Mẹ, Cách Chặn Trang Web Bằng Add

Bệnh viện Đa khoa huannghe.edu.vn được đánh giá là một trong những cơ sở khám chữa bệnh thoát vị bẹn hiệu quả tại Hà Nội. Với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *