Máy tính nhận thông tin, xử lý và phải xuất thôngtin. Như vậy nơi để nhận dữ liệu xuất ra sau khi xử lý gọi làbộ phận xuất hay thiết bị xuất. Hiện nay người ta thường dùng haithiết bị xuất chủ yếu là màn hình và máy in.

Đang xem: Thiết bị xuất của máy tính

1. Xuất ra màn hình

Màn hình máy tính (tạm dịch từ Video Monitor) hay thiết bị đầu cuối hiển thị hình ảnh (video display terminal – VDT) sẽ cho ta thấy những ký tự mà ta gõ trên bàn phím hoăc các thông điệp từ máy tính. Những thế hệ màn hình mới có thể thể hiện chi tiết các hình ảnh cũng như chữ, số và các ký hiệu với đủ loại màu sắc khác nhau, thường gọi là màn hình màu, tên gọi như vậy để phân biệt loại màn hình đơn sắc dùng cho các hệ máy cũ (loại máy XT).

*

Hình 18 : Một loại màn hình tinh thể lỏng

Có hai chữ monitor và display mà người ta hay dùng lẫn lộn, dù đó là hai khái niệm khác nhau. Display – Màn hiển thị: là thiết bị hiển thị tạo ra hình ành từ tín hiệu video, như ống phóng điện từ hay màn hình tinh thể lỏng hay bất kỳ thiết bị hiện hình nào khác. Còn Monitor là toàn bộ các mạch phụ trợ và cả màn hiển thị, tất cả lắp trong vỏ máy, người ta thường gọi monitor là màn hình.

Màn hình có hai loại chính là : màn hình kiểu thiết kế giống như tivi dùng các bóng đèn tia điện tử cathode CRT (cathode ray cathode) và màn hình tinh thể lỏng LCD (liquid crystal display). Tuy rằng LCD là loại màn hình phẳng nhỏ gọn hơn CRT nhiều, nhưng giá của LCD lại quá cao so với CRT. Các màn hình CRT ngày nay cho chất lượng hình ảnh tốt hơn màn hình LCD. Thông thường người ta chỉ dùng LCD cho các máy tính dạng xách tay. Màn hình CRT này về cơ bản gồm một bóng đèn hình lớn chứa ba ống phóng điện tử cho ba màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Ba màu cơ bản này sẽ tạo ra được mọi màu khác cần hiển thị. Mội điểm ảnh sẽ do 3 yếu tố RGB hợp thành tạo ra màu sắc cần thiết.

Màn hình được nối kết với máy tính thông qua bộ điều hợp hiển thị – vidéo adapter hay display adapter. Nó còn có tên gọi là cạc màn hình – display card, vidéo card. Bộ điều hợp hiển thị là một bảng mạch điện tử được cắm trong máy tính ở khe cắm mở rộng. Hình ảnh là thông tin được lưu ở bộ nhớ màn hình – VRAM. Khả năng của bộ điều hợp hiển thị sẽ quyết định tốc độ làm tươi hình ảnh, tốc độ hiện hình, độ phân giải, mức độ màu có thể hiển thị. Bộ điều hợp hiển thị được phân loại theo độ rộng bus dữ liệu của nó :

Bộ diều hợp hiển thị 32 bit : có đường dẫn dữ liệu nội bộ 32 bit – có thể xử lý 4 byte dữ liệu cùng lúc. Bộ diều hợp hiển thị : có đường dẫn dữ liệu nội bộ 64 bit – có thể xử lý 8 byte dữ liệu cùng lúc. Bộ diều hợp hiển thị 128 bit : có đường dẫn dữ liệu nội bộ 128 bit – có thể xử lý 16 byte dữ liệu cùng lúc. Ðường dẫn dữ liệu càng rộng thì kha năng của bộ điều hợp càng cao. Do đó, loại 32 bit xem ra đã lỗi thời, mức chuẩn hiện nay là loại 64 bit để có thể hiển thị phân giải cao, lên đến 1280×1024 dpi. Còn loại 128 bit có tốc độ cao thích hợp với yêu cầu công tác nhiều hình vẽ như thiết kế đồ họa chẳng hạn.

Kích thước của màn hình cũng gần như một cái tivi. Thông số dùng để phân loại màn hình máy tính và tivi được quy định giống nhau – là độ dài đo được của đường chéo màn hiển thị. Một máy tính để bàn thông thường có màn hình thừ 14 đến 15 inch. Hình ảnh hiện trên màn hiển thị là sự kết hợp của nhiều chấm nhỏ – gọi là điểm ảnh – pixel. Ðộ phân giải của màn hiển thị thông thường là 72 điểm trong một inch cho mỗi chiều ngang và dọc. (Ðơn vị tính độ phân giải viết tắt là dpi – điểm trong một inch : dots per inch) Ðộ phân giải càng cao, các điểm ảnh càng sít lại với nhau, hình ảnh càng mịn hơn và đẹp hơn.

Còn một cách nói khác về kích thước màn hình, thay vì nói về độ dài đường chéo thực sự của màn hiển thị, người ta nói về mức độ phân giải có thể của màn hiển thị. Nếu nói màn hình 800×600 tức là chiều ngang gồm 600 điểm, chiều dọc gồm 600 điểm.

Yếu tố khác nói về khả năng card màn hình là độ sâu màu có thể hiển thị – color depth. Ví dụ như, màn hình đơn sắc thì thể hiện 2 bit cho mỗi điểm, mỗi bit có thể hiển thị 2 màu hoặc màu này hoặc màu kia (các màn hình đơn sắc ban đầu thường có màu xám, xanh hay nâu). Nếu mỗi điểm có 8 bit màu thì có khả năng thể hiện 256 màu – 28 – đây là khả năng thông thường mà hầu hết tất cả các máy tính hiện nay đều thể hiện được. Loại cao cấp hơn có thể chấp nhận 24 bit màu, tức khoảng hơn 16 triệu màu (16777216 màu – 224), hiện nay trên náy vi tính đã có thể thể hiện 32 bit màu – chấp nhận 4.294.967.296 màu ! Số màu có thể hiển thị càng nhiều thì hình ảnh càng trung thực sắc nét và sống động – và chắc chắn là đẹp hơn hình ảnh trên tivi nhiều lần.

2. Xuất ra giấy

Việc kết xuất dữ liệu ra màn hình là nhanh chóng nhưng là một sự sao chép không mang tính lưu trữ mà thiên về tính thông báo. Máy in được gắn với máy tính sẽ là thiết bị xuất có giá trị lưu trữ, bởi các bản in ra giấy. Máy in có nhiều loại và được chia thành hai nhóm chính : máy in gõ hay máy in không gõ (impact printer or nonimpact printer)

Máy in gõ : là các máy in theo dòng hay theo ma trận điểm. Các máy in kim là loại này, có đặc điểm là tốc độ in chậm, ồn ào, độ phân giải thấp cho chất lượng in ấn trung bình. Máy in này dùng một đầu kim chạy suốt chiều ngang giấy để ấn các kim xuống giấy (qua lớp băng mực) theo tín hiệu điểu khiển, nhiều lần như vậy tạo nên bản in. Số đầu kim của máy càng cao thì độ phân giải đạt được càng cao, các loại máy in 9,18 kim hầu như không còn được sử dụng nữa, thông dụng nhất của máy in loại này có lẽ là có thể in trên khổ giấy lớn mà giá máy rẻ và có thể nhân thành nhiều bản bằng giấy than do sự gõ truyền lực.

Máy in không gõ : là loại máy in như tên gọi của nó – không dùng tác động cơ tạo nên chữ mà bằng các kỹ thật hiện đại khác.

*
*

Hình 19 : Các loại máy in gõ. Trái -máy in xách tay, phải – các loại máy in khổ lớn

Máy in nhiệt – dùng các xung điện từ mạch kích thích của máy in làm cho đầu kim ma trận điểm nóng lên và nguội đi rất nhanh, nhưng đầu kim này không gõ vào giấy mà do sự nóng nguội theo ma trận điểm nó sẽ làm đổi màu các điểm trên loại giấy đặc biệt tạo nên các ký tự cần in. Tốc độ máy in tương đối nhanh và ít tốn điện, nhưng phải dùng loại giấ�y in nhiệt – thermal paper. Ðể khắc phục nhược điểm phai màu của máy in nhiệt, người ta dùng công nghệ máy in truyền mực bằng nhiệt – thermal fusion printer. Ðầu in loại này cũng là ma trận các kim nhiệt được nung nóng nhanh bằng các xung tín hiệu thích hợp của mạch điện tử trong máy. Hai loại này dùng phổ biến trong máy in xách tay vì ít tốn điện.

Xem thêm:

Máy in phun mực – inkfet printer : cũng là loại máy in không gõ, đồng thời đầu in cũng không tiếp xúc giấy in, nó thực hiện thao tác in bằng cách phun các giọt mực lên các hạt mực li ti tạo nên bản in. Trong máy in phun ngày nay thiết bị phun dùng tinh thể áp điện – nó dao động cơ học với tần số cố định khi có điện áp điều khiển tác động vào. Khi đặt trong ống dẫn mực nó đẩy mực ra khỏi ống và hút thêm mực khác vào – như một máy bơm. Một hình thái khác của máy in phun là máy in phun bong bóng – bubbe jet printer : dùng phần tử nung nóng thay cho tinh thể áp điện, bơm tinh thể có thể đóng mở tần số 5Khz nên có thể cho phép tốc độ in nhanh hơn. Loại này bị hạn chế bởi tốc độ in, do các phần tử in phải có thời gian nguội nếu không sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp khác, nhưng ưu điểm dùng điện áp thấp từ 24V đến 50 V làm cho nó tiện dụng hơn. Do tính chất in phun như vậy, nên loại máy này có thể dùng với mọi loại giáy, độ nét và độ mịn của bản in có chất lượng cao, đôi khi rất khó phân biệt với loại máy in laser. Loại máy in phun rẻ hơn laser nhiều nhưng chi phí in cao hơn, một bản in trung bình tốn 0,05USD so với 0,03USD của máy laser.

*

Hình 20 : Máy in phun mực

Máy in laser : dùng công nghệ in tĩnh điện (electrostatic – ES) là phương pháp in tạo hình ký tự bằng cách tạo ra điện tích tĩnh điện và làm chảy mực lên giấy nhờ quá trình nung nóng. Vậy khác hoàn toàn với các loại máy in trước dùng đầu in để in, loại máy in này tạo sản phẩm thông qua một quá trình phức tạp. Quá trình in tĩnh điện thực hiện trong hệ thống tạo hình – image formation system (IFS) có các bước : Xóa trống nhạy sáng để gạt bỏ các hạt mực còn trên đó, và làm trống trở nên trung hòa điện tích. Nạp điện lên bề mặt trống bằng điện áp âm rất lớn (khoảng 5000V) – sẵn sàng ghi hình. Máy in giải mã tín hiệu theo từng dòng máy tính đưa sang và xây dựng bản đồ bit của trang in, dùng chùm tia sáng ghi hình bản đồ này lên mặt trống. Mực được phun vào mặt trống đang quay và bị hút vào các điểm được chiếu sáng và nhiễm điện tích âm – phương pháp ghi hình Ðen. Còn nếu mực được phun vào các điểm không được chiếu sáng gọi là phương pháp ghi hình Trắng, cách này hình đen hơn, dày hơn. Giấy được đưa qua một bộ phận nạp điện tích dương trước khi đi qua trống để hút điện tích âm là các hạt mực. Sau đó qua hện thống ép nhiệt nóng 180oC làm hạt mực chảy ra và dính luôn vào giấy. Với phương pháp đó, có thể tốc độ in lên đến 10 trang văn bản trong một giây. Một hộp mực tiêu chuẩn cho máy in thông thường có thể in được từ 200-5000 bản in tùy độ phức tạp hình ảnh.

Một kỹ thuật mới thay thế tia laser trong cách ghi hình ảnh là dùng thanh nhiều đèn hay dãy nhiều cửa đóng mở nguồn sáng đèn huỳnh quang bằng tinh thể lỏng để chiếu sáng vào mặt trống…Ðó là loại máy in di-ốt phát quang – light emitting diede printer và máy in cửa xập tinh thể lỏng – liquid crystal shutter printer.

*
*

Hình 21 : Các loại máy in laser

Máy in màu : hoạt động dựa trên nguyên tắc các điểm màu cơ bản li ti xen kẽ nhau tạo nên nhiều màu sắc phong phú. Ðể thể hiện màu sắc theo nguyên tắc này có nhiều phương pháp phối màu khác nhau.

Kiểu RGB – tức là Red-Green-Blue (Ðỏ, Xanh lá cây, Xanh dương) giống như cách tạo màu vủa tivi và mành hiển thị máy tính. Cách này dùng ba màu Ðỏ, Xanh lá cây, xanh dương làm màu căn bản, từ đó tạo ra các màu khác. Kiểu HSB – tức dựa trên các yếu tố Hue-Saturation-Brightnes tức là sắc màu, lượng màu, độ sáng. Kiểu CMYK sử dụng tỷ lệ pha trộn các màu Cyan-xanh dương sáng lợt, Magenta-hồng tím, Yellow-vàng, blach-đen. Trong ngành in ấn chế bản thì gọi màu C -cyan là xanh, M – magenta là đỏ, Y – yellow là vàng, K – black là đen. Vì màu sắc là một sự cảm nhận nhạy cảm ngay cả với con người, nên đối với máy in màu, việc thể hiện màu phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị. Có thể một loại màu nhưng mỗi máy mỗi khác, bạn có thể in thử cùng một ảnh màu trên các máy in khác nhau sẽ nhận được kết quả in khác nhau về sắc thái màu. Ðể tối ưu hóa việc in màu cho chuẩn xác, người ta đưa ra hệ thống hợp màu pantone (pantone color matching system) không phụ thuộc thiết bị. Người thiết kế sẽ chọn một màu từ sổ tay kỹ thuật màu sắc, xác định màu đó bằng phần mềm thích hợp, in bằng một máy in có thiết kế cho chuẩn pantone. Kiểu hòa màu CMYK thích hợp cho khả năng hỗ trợ hệ màu pantone. Vì vậy cách in theo chế độ màu CMYK là phương pháp in chuẩn nhất trên máy tính – và là phương án in màu duy nhất đối với các máy in sách báo hiện nay trên thế giới. Những máy in màu hiện nay dùng trong các văn phòng cơ quan hay gia đình thường là loại máy in phun màu, máy in thăng hoa màu hay máy in truyền sáp nhiệt. Các loại máy in này có giá thấp phù hợp khả năng tài chính của mọi người, thông thường thì từ 300 đến 2000 USD. Các thế hệ máy in phun màu mới hiện nay có khả năng in với độ phân giải trên 1000 dpi sẽ làm cho hình ảnh mịn hơn và đẹp gần như ảnh thật. Còn loại máy in laser màu không được phổ biến lắm do giá khá cao, và thường chỉ trang bị cho các công ty thiết kế tạo mẫu.

Hiện nay còn có máy vẽ-plotter là một họ máy anh em với máy in phun. Do kỹ thuật in phun ra đời nên ranh giới giữa máy in phun màu khổ lớn và máy vẽ rất khó phân biệt. Loai máy in này hầu như chỉ dùng ngôn ngữ in postscript có thể dùng để in các bản vẽ thiết kế, hình ảnh, bản đồ lớn với khổ giấy Ao và thích hợp với nhiều loại giấy. Với ngôn ngữ in cao cấp và các thiết kế phun mực tiên tiến, hình ảnh in từ loại máy in này có chất lượng khá cao, và giá của nó cũng khá cao – không dưới 10,000USD.

3. Xuất ra âm thanh

Máy tính không chỉ kết xuất ra những gì chỉ để thấy mà còn xuất ra âm thanh để nghe nữa. Máy tính có thể phát ra các tiếng động, âm nhạc hay bất cứ cái gì mà bạn muốn nghe. Những máy tính ngày nay đều có khả năng tổng hợp và xuất âm thanh. Khác với các máy tính đơn thuần lúc trước chỉ có thể phát ra tiếng beep từ một loa nhỏ xíu của máy tính, bằng loại mạch chuyên xử lý âm thanh, máy tính có thể nhận vào hay xuất ra những âm thanh tổng hợp đa chiều. Và hiển nhiên đó là những âm thanh số hóa. Việc gắn thên bo mạch xử lý âm thanh – sound card chỉ xảy ra với các máy tương thích IBM, các máy MAC hiện nay thì chức năng này được thiết kế sẵn không cần bo mạch hỗ trợ.

Hiển nhiên để âm thanh phát ra cần phải có thêm 1 hay nhiều loa, ngoài ra máy tính có thể nối với bộ khuyếch đại, bộ lọc âm thanh, micro, và cũng có thể là một cây đàn điện tử có chuẩn midi. Những máy tính tiêu biểu hiện nay đều có gắn thiết bị CD, với thiết bị này, bạn có thể nghe nhạc, hay xem phim với hình ảnh đẹp và âm thanh chuẩn xác vô cùng hấp dẫn. Còn với các chương trình dạy phát âm ngoại ngữ thì nghe như người thật phát âm bên tai bạn vậy.

*

Hình 22 : Âm thanh được số hóa thông qua sound-card

Âm thanh trong máy tính hiện nay chia thành hai dạng Midi và Wave. Loại âm thanh Midi chỉ dùng để thể hiện âm thanh của các loại nhạc cụ đã được số hóa (các nhạc cụ điện tử) theo một bảng mã qui định sẵn, do đó kích thước tập tin dạng này nhỏ hơn dạng Wave với cùng thời gian thể hiện. Còn Wave dùng để thể hiện mọi thứ âm thanh mà ta có thể nghe và tổng hợp được như tiếng hát, giọng nói, tiếng mèo kêu, xe máy….

4.L�m việc với m�y t�nh kh�c

Thế giới tin học hiện nay đang trong cuộc cách mạng Internet và các giải pháp mạng. Và thiết bị không thể thiếu trong việc nối kết Internet và mạng máy tính qua mạng truyền thông là Modem. Vì máy tính hoạt động với các tín hiệu số, đường truyền điện thoại lại dùng các tín hiệu analog, do đó để có thể truyền dữ liệu bằng đường dây điện thoại nhất thiết cần phải có thiết bị điều biến và giải điều biến – Modulation-demodulation, viết tắt là Modem, có thể gọi tắt là bộ điều biến.

Xem thêm: Các Thuộc Tính Của Hàng Hóa, Mối Quan Hệ Giữa Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa

*

Hình 23 : Hai loại modem cắm ngoài và cắm trong. Modemcắm ngoài có thêm vỏ bọc nhựa cách điện để tiện lợi trongviệc di chuyển.

Thông qua modem, bạn có thể truy cập dữ liệu từ mộtmáy chủ khác ở nơi nào đó trên thế giới, với nguyên lýtương thụ, bạn cũng có thể điều khiển được sự hoạt độngcủa một máy tính khác đặt ở nơi khác – thao tác này thường gọilà điều khiển truy cập từ xa (remote access) bằng một chương trìnhchuyên biệt. Việc này mở ra một khả năng to lớn và linh động chocông tác quản lý của bạn, với sự cấp quyền cho phép, bạn cóthể vẫn hoạt động trên một máy tính nào đó mà không cần cómặt thật sự ở đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *