Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnhTiền Giang

Ở gần nhà em có một cửa hàng tạp hoá. Người bán hàng là một cụ già đã ngoài sáu mươi tuổi. Thỉnh thoảng em vẫn sang đây mua hàng. Cửa hàng của bà rất đông khách.

Đang xem: đề bài: tả một người ở địa phương em: tả bà cụ bán hàng nước

Dáng đi của bà cụ vẫn còn nhanh nhẹn và khoẻ mạnh. Đặc biệt, tuy lớn tuổi nhưng vẻ ngoài bà trông vẫn rất thon thả. Em đoán chắc thời còn trẻ, có lẽ bà đẹp lắm. Lúc nào bà cũng búi tóc cao gọn gàng. Khuôn mặt bà rất phúc hậu. mới nhìn vào ai cũng có cảm tình và tin cậy. Làn da bà có nhiều nếp nhăn hằn lên rất rõ. Mắt bà đã mờ, bà phải đeo kính khi bán hàng. Hàm răng vẫn còn chắc vì thỉnh thoảng em thấy bà nhai trầu. Khách hàng thường đến quầy hàng của bà rất đông. Người thì mua, kẻ thì đứng ngắm, thế nhưng bà vẫn rất vui vẻ. Tính tình của bà rất đôn hậu. Bà rất cẩn thận, bán đồ chắc chắn. Ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua một quyển vở hay một cây viết chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”.

Mặc dù cửa hàng cứa bà chỉ là một cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu khố em đều đến đây mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu.

Em rất yêu quý và kính trọng bà, xem bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ và sống thật lâu.

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 2

Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ.

Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này.

Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian.

Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua. Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu.

Xem thêm:

Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi ở nhà cụ vì xôi rất dẻo và thơm. Mỗi lần ăn vào là thấy no và ấm bụng.

Cụ vẫn hay mặc những bộ quần áo lụa thời trước nhìn gọn gàng. Thân hình cụ nhỏ, bước đi đã bắt đầu chậm chạp hẳn đi. Mỗi lần cụ bưng thúng xôi ra đầu ngõ bán, cụ bước đi chậm; thi thoảng có nhiều người thấy thế đã đến bê giúp cụ.

Giọng nói của cụ trầm ấm, thi thoảng nói hơi bé nên em không nghe thấy. Mỗi lần em mua xôi ở hàng cụ, cụ thường cho em thêm thật nhiều hành khô, vì em rất thích ăn hành.

Có nhiều hôm trời mưa gió, em đi học ngang qua không thấy dáng cụ, có lẽ thời tiết xấu nên cụ không bán nữa. Những lúc đó em lại thấy nhớ cụ. Một người mà em quen.

Cụ là một người hàng xóm thân thiết và tốt bụng với gia đình em. Em mong cụ luôn khỏe, luôn vui để mọi người lại được ăn xôi do cụ nấu.

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 3

Cứ theo thường lệ, mỗi buổi sáng trên đường đến trường, tôi lại bắt gặp những gánh hàng rong. Đó có thể là những gánh hàng bán chè, bán xôi… của những chị ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng có thể là những gánh hàng rong của các cụ bà đã lớn tuổi. Mà hình ảnh làm tôi ấn tượng nhất đó chính là bà cụ bán xôi. Bà bán với đủ loại xôi, nào là xôi đậu đen, xôi gấc, xôi đậu phộng, đậu xanh.v..v. Bà cụ ấy bán xôi ở ngay trước cổng trường của chúng tôi. Mỗi ngày những đứa học trò kéo lại mua rất đông, bởi xôi bà bán không những ngon mà còn rất rẻ. Không biết bà có bí quyết gì mà những gói xôi bà bán đều mang một hương vị rất quê, một mùi thơm khó tả, nó làm cho những người con đang xa quê thèm được về thăm quê, và khiến cho những đứa trẻ trên thành phố chưa từng được biết đến hương vị quê hương với những cánh đồng xanh bát ngát, những đàn trâu tung tăng gặm cỏ cùng những đứa trẻ đang nô đùa bên đồng ruộng… đều cảm nhận được hương vị thôn quê và ao ước rằng mình cũng được về quê.

Chính vì những nét đặc biệt như thế, nên mỗi buổi sáng mọi người đến mua xôi của bà rất đông, đó không chỉ là những đứa học trò như chúng tôi mà còn có cả những người công nhân, nhân viên ở các xí nghiệp, những người đi đường, thậm chí cả những gia đình giàu có cũng tìm đến mua xôi của bà. Những lúc đông khách như thế, những đứa học trò thân thuộc như chúng tôi lại phụ giúp bà một tay. Nhìn đôi bàn tay gầy gò, run run nhưng rất nhanh nhẹn của bà tôi cảm thấy thương bà biết nhường nào. Trong lúc bán xôi cho khách, bà luôn nở một nụ cười, một nụ cười ẩn chứa nhiều niềm vui nhưng đâu ai biết rằng đằng sau nụ cười ấy ẩn chứa những nỗi buồn khó tả. Qua tìm hiểu tôi biết được bà đang sống trong một căn nhà nhỏ rách nát với một đứa con trai nghiện rượu nặng. Mỗi ngày đi bán về bà phải dọn dẹp nhà cửa, đã thế còn bị người con trai chửi mắng thậm tệ. Số tiền lời kiếm được qua những gánh xôi mỗi sáng, mà bà thức dậy từ những buổi sáng tờ mờ sương đều bị con trai bà lấy hết, nhằm để trang trải cho những bữa nhậu say sưa.

Xem thêm:

Ngày nào anh ta cũng về nhà trong men say, đã thế còn la mắng, đánh đập bà mỗi khi bà không chi tiền cho anh ta đi nhậu. Có ai biết rằng đằng sau nụ cười rạng rỡ, niềm nở khi bán xôi cho khách lại ẩn chứa những dòng nước mắt. Tôi thầm hiểu bà cũng có những mong ước như bao người bà, người mẹ khác, mong ước được sống trong một ngôi nhà ấm áp với những bữa cơm thân mật cùng con cháu, muốn được nhìn thấy con, cháu của mình được hạnh phúc, thành đạt và nhìn thấy nó khôn lớn từng ngày, và bà cũng thầm mong ước được con cháu quan tâm, chăm sóc những khi đau ốm, trái gió trở trời.v.v…Nhưng tất cả đối với bà sao quá xa vời. Đối với bà, điều mà bà mong mỏi nhất là một ngày thấy con mình tỉnh táo, không còn chìm đắm trong men say, và có thể cùng ăn với bà một bữa cơm. Mong ước ấy mới nghe qua thì rất là đơn giản nhưng đối với bà đó luôn chỉ là mơ ước mà thôi. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều mảnh đời đầy bất hạnh như thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *