Đối với những ai thường xem phim kiếm hiệp, tiên hiệp, cổ trang Trung Quốc thì ắt hẳn không còn quá xa lạ với danh xưng “Sư Tôn”. Tuy nhiên đối với những người ít xem các thể loại phim này thì không hiểu Sư Tôn là gì? Vai vế như thế nào thì được gọi là sư tôn? Hãy cùng huannghe.edu.vn đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ở trong bài viết sau đây.

Đang xem: Sư phụ của sư phụ gọi là gì

*

Sư Tôn là gì?

Trước khi tìm hiểu về Sư Tôn ta hãy tìm hiểu cách xưng hô vai vế ở trong các môn phái trong phim kiếm hiệp của Trung Quốc:

Người sáng lập ra môn phái được gọi là Sư tổ, tổ sư, tổ sư bà bàSư phụ của sư phụ: Thái sư phụ, Sư tổ, Thái tôn sư thúc tổ, Sư tôn (Các danh xưng này được phân chia theo từng đời và cấp bậc của đệ tử ngoại hay nội môn, có phải là chân truyền hay không chân truyền).Đệ tử: Đồ nhi, đồ tôn, đệ tử đời thứ n, đệ tử tông môn n, đệ tử phong nNgười đứng đầu 1 môn phái ở thời điểm hiện tại: Chưởng môn nhânChồng của sư phụ: Sư phụ phuChồng của sư mẫu: Sư công, sư trượngVợ của sư phụ: Sư nương

Từ cách xưng hô các vai vế ở trên, ta đã biết được Sư Tôn chính là sư phụ của sư phụ. Là cách xưng hô của đệ tử khi gặp sư phụ của sư phụ mình.

Chú ý: Sư Tôn khác với Tôn Sư, trong từ điển Tiếng Việt, Tôn Sư (Tôn = lớn, Sư = thầy) là danh xưng được sử dụng khi mà học sinh gặp lại thầy giáo ngày xưa.

Xem thêm:

*

Một số cách xưng hô trong phim Trung Quốc

Dưới đây là 1 số cách xưng hô trong phim cổ trang của Trung Quốc mà bạn nên biết để có thể theo dõi phim 1 cách thuận lợi hơn:

Xưng hô vai vế trong gia đình

Cách gọi:

Ông nội, ông ngoại: Tổ phụ, thái gia gia, ngoại côngBà nội, bà ngoại: Tổ mẫu, bà bàCha: Phụ thân, gia giaMẹ: Mẫu thânCon: Hài nhiBác trai: Bá phụBác gái: Bá mẫuChú: Thúc phụ, thúc thúcThím: Thúc mẫu, đại thẩm, thẩm thẩm, thúc nươngCô: Cô côCậu: Cửu cửuMợ: Cửu nương, cửu mẫuDì: DìCháu: Điệt, điệt nhi, tiểu điệtVợ: Phu nhân, Hiền thê, Nương tử, Ái thê, NàngChồng: Lang quân, Phu quân, Phu lang, Tướng công, ChàngCha, mẹ chồng: Trượng phụ, trượng mẫuCha, mẹ vợ: Nhạc phụ, nhạc mẫuAnh rể: Tỷ phu, Tỷ trượngEm rể: Muội phu, Muội trượngCon rể: Tế, hiền tế, tiểu tế – thân mậtChị dâu: Tẩu tử, Tẩu tẩu, Đại tẩu, Nhị tẩu..Em dâu: Đệ phụ, Đệ tứcCha mẹ gọi con cái: Hài tử, Hài nhi, Tên + nhiVợ chồng người khác: Hiền khang lệ – lịch sựAnh chị em họ ngoại gần :Biểu ca, biểu muội,..Anh chị em họ nội gần: Thế ca, thế muội…Anh chị em họ xa: Đường huynh, đường tỷ,..Quan hệ kết nghĩa: Nghĩa đệ, hiền đệ

*

Nói chuyện mà nhắc đến người thân trong gia đình:

Cha: Gia phụMẹ: Gia mẫuAnh trai: Huynh, đại ca, ca ca, gia huynh, tệ huynhEm trai: Đệ, nhị đệ, tiểu đệ, gia đệ, xá đệ, ngu đệChị gái: Gia tỷ, tỷ tỷEm gái: Gia muội, muội muộiÔng nội, Ông ngoại: Gia tổ phụBà Nội, Bà Ngoại: Gia tổ mẫuVợ: Tệ nội, Tiện nộiChồng: Trượng phuCon: Tệ nhi, Ấu nhi

*

Xưng hô vai vế trong giang hồ

Nữ trẻ tuổi: Đối với con gái nhà giàu có danh tiếng thì được gọi là tiểu thư hoặc là cô nươngLối xưng: Bản cô nương hoặc là “ta” – thể hiện tính tự cao; Tiểu nữ (thể hiện tính khiêm tốn)

Nam trẻ tuổi: Công tử, thiếu hiệp, tiên sinh, các hạ, huynh đệ/huynh đài.Lối xưng: Tại hạ, vãn bối/hậu bối/tiểu bối hoặc là “ta”.

Nam/nữ cao tuổi: Đại hiệp/lão hiệp, tiền bốiLối xưng: lão, mỗ, ta,…

Ngôi xưng tại hạ – các hạ là cách xưng hô trung tính giống như tôi – anh ở trong ngôn ngữ hiện đại. Còn ngôi xưng vãn bối – tiền bối là cách xưng hô giữa người hơn tuổi – người nhỏ tuổi.

Còn khi tức giận hay thù ghét với một ai đó thì thường sử dụng danh xưng “ta – ngươi”. Còn khi chửi mắng một ai đó thì thường sử dụng danh xưng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử, a đầu,…

Với những thông tin đã được chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn đã biết được Sư Tôn là gì? Cũng như biết thêm nhiều cách xưng trong văn hóa phim ảnh cổ trang của Trung Quốc. Nếu như bạn còn có điều gì cần hỏi, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết.

Xem thêm: Bảng Viết Tắt 69 Đơn Vị Tính Set Là Gì, Đơn Vị Tính Set Là Gì

huannghe.edu.vn sẽ nhanh chóng đưa ra câu trả lời sớm nhất có thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *