Thông thường sau dấu chấm phẩy sẽ không bắt buộc viết hoa, nhưng tùy trường hợp nếu sau đó là tên riêng hay địa danh thì nguyên tắc vẫn phải viết hoa.

Đang xem: Sau dấu 2 chấm có viết hoa không

Viết đúng chính tả, dấu câu hay viết hoa đúng chuẩn cũng là một câu chuyện chưa bao giờ là đơn giản. Vậy sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý về cách viết hoa sau dấu chấm phẩy

*

Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?

Sau dấu chấm phẩy chúng ta không cần viết hoa chữ cái đầu của từ tiếp theo, khi chúng ta đọc đến dấu chấm phẩy sẽ phải ngừng một hơi dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắn hơn dấu chấm.

Ngoài ra, Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định một số quy tắc viết hóa như sau:

Thứ nhất: Viết hoa vì phép đặt câu

Phải viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

Ví dụ: . Luật Hoàng Phi, ? Luật Hoàng Phi

Trước đây, theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV thì yêu cầu viết hoa cả chữ cái đầu của âm tiết sau các dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và sau dấu chấm phẩy (;); dấu phẩu (,) khi xuống dòng).

Như vậy, theo quy định mới hiện nay thì sau dấu chấm phẩy không cần phải viết hoa nữa.

Thứ hai: Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

Quy định này không có gì thay đổi so với trước đây:

Tên người Việt Nam: Phải viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.

Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,…

Tên người nước ngoài mà được phiên âm chuyển sang tiếng Việt: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần, trừ trường hợp phiên âm sang Hán – Việt (viết hoa theo quy tắc tên người Việt Nam).

Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,…

Tên hiệu, tên gọi nhân vật trong lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Bác Hồ, Hùng Vương,…

Thứ ba: Viết hoa tên địa lý

Đã được bổ sung thêm trường hợp viết hoa đặc biệt: “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Trước đây chỉ có trường hợp đặc biệt là : “Thủ đô Hà Nội”.

Xem thêm:

Thứ tư: Viết hoa tên cơ quan, tổ chức

Về tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam: Phải viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước…

Các trường hợp viết hoa đặc biệt như: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng…

Về tên cơ quan, tổ chức nước ngoài:

+ Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)…

+ Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN…

Có thể thấy quy định này không có thay đổi gì so với trước đây.

Thứ năm: Viết hoa các trường hợp khác

Tại Nghị định mới đã bổ sung danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước. Trước đây thì chưa có quy định này.

Trường hợp cần viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

Trước đây, nếu muốn viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm.

Bên cạnh những thay đổi đã được liệt kê ở trên, quy định mới tại Nghị định 30 đã bỏ đi quy tắc bắt buộc viết hoa trong Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo trong các văn bản hành chính.

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp căn cứ các quy tắc trên để áp dụng phù hợp.

Như vậy, thông thường sau dấu chấm phẩy sẽ không bắt buộc viết hoa, nhưng tùy trường hợp nếu sau đó là tên riêng hay địa danh thì nguyên tắc vẫn phải viết hoa. Do đó, bạn cần lưu ý từng trường hợp để sử dụng từ ngữ cho đúng chuẩn quy định pháp luật.

Xem thêm:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? Cũng như hướng dẫn viết hoa trong văn bản hành chính nói riêng và quy tắc viết hoa trong tiếng Việt nói chung để bạn đọc tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *