Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi con người. Nhưng để đảm bảo được mọi hoạt động của cơ thể và giúp trí não luôn tỉnh táo nhất thì nên ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày. Vậy nên đi ngủ lúc mấy giờ và thức dậy lúc mấy giờ để tốt cho sức khỏe?

1. Tìm hiểu về giấc ngủ

Một chu kỳ giấc ngủ của bạn thường kéo dài trong khoảng 90 phút, trong quá trình ngủ buổi đêm chúng ta sẽ trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ: 4 giai đoạn ngủ chậm và một giai đoạn ngủ nhanh. Khi giai đoạn 1 và 4 bắt đầu là bạn đang chìm vào giấc ngủ sâu, nếu trong giai đoạn này bạn thức giấc thì sẽ cảm thấy mệt mỏi. Còn giai đoạn 5 ngủ nhanh là khi có những giấc mơ xuất hiện lúc bạn đang ngủ.

Đang xem: Nên đi ngủ lúc mấy giờ

Chính vì vậy mà khi bạn thức dậy trong thời gian mà chu kỳ ngủ đang diễn ra thì sáng mai khi thức thức giấc bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Cho nên mà việc tính toán đúng giờ đi ngủ và thức giấc là điều nên làm nếu bạn cần dậy đúng giờ và tỉnh táo hơn sau khi thức giấc.

*

Một giấc ngủ đủ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tại sao cần ngủ sớm?

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Dược Hà Nộichia sẻ thì vào buổi tối bắt đầu từ khoảng 21 giờ, cơ thể con người cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau 1 – 2 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ say sẽ đem lại nhiều tác dung như giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả, cụ thể cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể diễn ra với các mốc thời gian như:

Trong khoảng từ 21 – 23 giờ: Thời gian này hệ miễn dịch bài độc, lúc này tốt nhất nên ở trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.Trong khoảng từ 23 – 1 giờ: thời gian để gan bài độc, tốt nhất nên ngủ say ở thời điểm này.Trong khoảng từ 1 – 3 giờ sáng là thời gian để mật bài độc, thời điểm này cũng cần được ngủ say.Trong khoảng từ 3 – 5 giờ: thời gian để hổi thải độc. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người mắc bệnh ho thường ho dữ dội vào lúc này. Bởi hoạt động bài độc đang được tiến hành ở phổiTrong khoảng từ 5 – 7 giờ: thời gian ruột già bài độc cho nên cần chú ý đi vệ sinh trong lúc này.Trong khoảng từ 7 – 9 giờ: thời gian ruột non có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng nên cần ăn sáng.

Hãy dựa vào cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể mà thực hiện ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya về đêm sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Dấu hiệu dễ nhận biết cả việc thiếu ngủ là làn da xám, tái xanh hoặc nổi nhiều mụn.

Xem thêm:

2. Nên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ để tốt nhất cho sức khỏe?

Nhiều chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra rằng: cách tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe thì bạn nên đi ngủ lúc 21 giờ – 22 giờ hàng ngày và thức dậy lúc 5 – 6 giờ sáng. Với mức thời gian hợp lý này sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và giúp cho hệ miễn dịch hoạt độngn tốt hơn.

Khi duy trì tốt thói quen nên đi ngủ và thức giấc giống như đã đề cập ở trên thì bạn sẽ có được sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, phòng ngừa được nhiều tác nhân gây ra các bẹnh lý như tim, gan, thận, lão hóa da, nguy cơ béo phì…

Tuy nhiên đối với không ít người thì việc thực hiện dậy sớm sẽ là một điều rất khó khăn, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Với nhiều lý do không thể dậy sớm được như thói quen thức khuya, thích ngủ nướng. Nhưng tất cả mọi người nên nhớ rằng việc dậy sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên tốt nhất hãy tập và duy trì thói quen ngủ đúng giờ giấc.

Tùy vào từng độ tuổi mà sẽ cần có giấc ngủ với số tiếng khác nhau, cụ thể như:

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: cần ngủ 14 – 17 tiếng/ ngày.Trẻ em từ 4 tháng đến 11 tháng tuổi: cần ngủ 12 – 15 tiếng/ ngày.Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: cần ngủ 11 – 14 tiếng/ ngày.Trẻ em từ 3 – 5 tuổi: cần ngủ 10 – 13 tiếng/ ngày.Trẻ em từ 6 – 13 tuổi: cần ngủ 9 – 11 tiếng/ ngày.Người từ 14 – 17 tuổi: cần ngủ 8 – 10 tiếng/ ngày.Người từ 18 – 64 tuổi: cần ngủ 7– 9 tiếng/ ngày.Người trên 65 tuổi: cần ngủ 7 – 8 tiếng/ ngày.

Xem thêm:

Trên thực tế thì mỗi người sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau kể cả nằm trong cùng một nhóm tuổi. Do đó tố nhất mỗi người nên tự lắng nghe cơ thể mình để tính toán thời lượng ngủ đồng thời lúc đi ngủ và thức giấc tốt nhất.

*

Trẻ em cũng là nhóm đối tượng cần có giấc ngủ sâu và đủ để phát triển toàn diện hơn

3. Những lưu ý để có được giấc ngủ sớm

Nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no hoặc thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn có nhiều gia vị hay ăn những đồ ăn nặng bụng trong bữa cơm tối.Tránh xa các loại đồ uống có chứa cafein hoặc thuốc lá vào buổi tối.Sau ữa ăn tối nên thực hiện vận động nhẹ để giúp cho cơ thể tuần hoàn tốt hơn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng nhớ chỉ nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, uống ly sữa ấm.Không nên suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng để cho đầu óc được thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Không mang sách vở, tài liệu nghiên cứu vào đọc trước khi ngủ.Cần đảm bảo giường đệm của bạn luôn sạch sẽ. Nơi ngủ thích hợp không có tiếng động, ánh sáng giới hạn, chỗ nằm thoải mái. Không mặc đồ ngủ bó chật.Tập thói quen đi ngủ đúng giờ bằng cách dừng tất cả mọi công việc, internet, facebook khi đồng hồ điểm đến 21 giờ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *