Chiến lược là gì?Bí quyết tạo nên thành công của một chiến lược là gì?Lợi ích của việc hoạch định chiến lược là gì?5 bước hoàn hảo để xây dựng chiến lược là gì?

Chiến lược được hiểu là những chương trình hành động được lên kế hoạch rõ ràng để đạt đến mục tiêu cụ thể. Vậy ý nghĩa của chiến lược là gì trong những lĩnh vực khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của huannghe.edu.vn.

Đang xem: Mục tiêu chiến lược là gì

Chiến lược là gì?

Chiến lược là gì? Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lược khác với chiến thuật. Một chiến lược cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.

Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Chính vì thế hiểu được chiến lược là gì sẽ giúp ích rất lớn cho 1 công ty khi muốn “chiến đấu” với các thương hiệu khác trên thị trường.

Mục đích lên chiến lược là gì?

Kế hoạch chiến lược đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức. Với kế hoạch này, toàn công ty sẽ cùng dốc sức đi theo một định hướng chung mang lại lợi ích cho toàn bộ cá nhân cho tổ chức và các bên liên quan. Một kế hoạch chiến lược hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Chỉ ra con đường cho doanh nghiệpTăng sự tập trung nỗ lựcCải thiện nhận thức về doanh nghiệpMang lại định hướng rõ ràng cho nhân viên

Bí quyết tạo nên thành công của một chiến lược là gì?

1. Mục đích

Trong khi hiểu những gì doanh nghiệp của bạn hứa hẹn là điều cần thiết khi xác định vị trí thương hiệu của bạn, biết lý do tại sao bạn thức dậy mỗi ngày và đi làm mang nhiều trọng lượng hơn. Nói cách khác, mục đích của bạn là cụ thể hơn, trong đó nó phục vụ như một sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy xác định xem mục đích của bạn khi tạo ra một chiến lược là gì?

2. Tính nhất quán – Chiến lược là gì

Chìa khóa để tạo dựng thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng đó chính là tính nhất quán của thương hiệu. Hãy để cho các chiến lược có tính nhất quán trên mọi mặt trận từ truyền thông, mạng xã hội đến các chiến lược sản phẩm…

3. Tính linh hoạt

Trong thế giới thay đổi nhanh này, các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để giữ liên quan. Mặt khác, điều này giúp bạn sáng tạo với các chiến dịch của mình, hãy chuẩn bị mọi trường hợp để trong mọi chiến lược bạn đều có phương án để đương đầu với nó.

4. Đem lại cảm xúc cao

Khi đã là một thương hiệu muốn tấn công từng đối tượng khách hàng, thì điều quan trọng nhất đó là nghiên cứu người dùng và đánh vào cảm xúc của họ. Trong một thị trường mà người tiêu dùng là trung tâm, hãy tạo ra cho họ những cảm xúc “thân thuộc” nhất để khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức độ thân thiện nhất định.

5. Nhận diện đối thủ cạnh tranh

Hãy xem đối thủ cạnh tranh như một thách thức để cải thiện chiến lược của riêng bạn và tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của mình. Bạn đang ở trong cùng một ngành và đi theo cùng một đối tượng khách hàng, đúng không? Vì vậy, xem những gì họ làm và xem những chiến lược là gì để tạo ra được “chất riêng” cho mình.

Lợi ích của việc hoạch định chiến lược là gì?

Có người đã từng nói rằng nếu bạn không biết bạn đang đi đâu, thì bạn có thể đi trên bất kỳ con đường nào cũng sẽ dẫn bạn đến nơi cần đến. Một chiến lược kinh doanh tốt đảm bảo rằng bạn sẽ không rơi vào mớ hỗn độn bằng cách cung cấp cho bạn một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu bạn đang đi. Hãy cùng xem xét các lợi ích mà bạn sẽ nhận được với việc hoạch định một cách chiến lược trong doanh nghiệp của bạn.

1. Xây dựng định hướng cho Cty bạn

Việc kế hoạch một cách chiến lược sẽ giúp cho công ty của bạn có một tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng và đã được chia sẻ tới tất cả các thành viên trong công ty. Nó xác định rõ lý do cho sự tồn tại của doanh nghiệp và đảm bảo rằng các mục tiêu thực tế được đưa ra với mục đích iđạt được sứ mệnh của công ty.

Điều này giúp bạn có thể đo lường sự tiến bộ của nhân viên, qua đó có thể phát hiện và khen thưởng với những nỗ lực trong việc nâng cao hiệu suất của nhân viên.

chien luoc la gi

2. Cung cấp cho bạn sự kiểm soát – Chiến lược là gì

Có những công ty sẽ luôn tỏ ra chủ động với những biến đổi và một số công ty thì ngược lại. Một chiến lược được thực hiện tốt sẽ làm cho công ty của bạn có sự chủ động nhất định, giúp công ty đi trước một bước so với các công ty còn lại.

3. Hiểu rõ hơn về vị trí của Cty trên thị trường

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải hiểu vị trí công ty và đối chiếu với những mục tiêu đề ra nếu như công ty đó có dự định thực hiện một số sự phát triển. Một chiến lược cho phép người quản lý hiểu rõ hơn vị trí công ty mình hiện tại đang ở đâu để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất khiến công ty đạt được đích đến mong muốn. Điều này giúp nhân viên tự đặt ra nhiều cam kết hơn để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

4. Xác định các cơ hội mới

Thường xuyên xem xét chiến lược kinh doanh đòi hỏi rất nhiều tư duy sáng tạo. Bởi nó yêu cầu việc đưa ra những giải pháp cho những thách thức mới gặp phải có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược ban đầu.

chien luoc la gi

5. Cải thiện hiệu suất kinh doanh

Việc doanh nghiệp có một chiến lược sẽ giúp họ hiểu được rõ hơn về những mục tiêu kinh doanh họ đang cố gắng đạt được kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp cho doanh nghiệp theo dõi được sự phát triển trong hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng, giúp cho việc lập kế hoạch dễ dàng hơn.

Với việc có một chiến lược, bạn sẽ có được sự tập trung hơn bởi những những sự phân tán từ những cơ hội trông có vẻ tiềm năng đã được giảm thiểu. Qua đó kết quả đạt được sẽ tốt hơn và được lan tỏa với tốc độ nhanh hơn.

Xem thêm: Cách Tính Hạng Của Ma Trận, Cách Tìm Hạng Của Ma Trận Nhanh Nhất

6. Tăng cường sự giao tiếp trong tổ chức

Để ra được một chiến lược cụ thể cho tổ chức, đội ngũ điều hành công ty phải cân nhắc các lựa chọn và đánh giá các phương pháp khác nhau mà công ty có thể thực hiện.

Việc giao tiếp này thường được thực hiện qua một loạt các cuộc thảo luận và tranh luận nơi mọi người cùng ngồi và nói về hướng mà công ty nên thực hiện, nên đi. Khi chiến lược đã được xây dựng xong, sẽ vẫn có các phiên họp thường xuyên để theo dõi tiến độ và thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào.

Mục tiêu của các cuộc họp là khiến mọi người trong công ty có một luồng thông tin xuyên suốt . Và để làm được điều đó thì các giám đốc và đội ngũ quản lý cần phát triển các kỹ năng giao tiếp để đảm bảo luông thông tin chính xác và kịp thời trong công ty.

7. Sự phối hợp tốt giữa các bộ phận

Khi các ưu tiên của công ty được thiết lập rõ ràng, tất cả các phòng ban sẽ phải nỗ lực để đạt được các mục tiêu chung. Trong trường hợp này, các bộ phận cần có ý thức thúc đẩy nhau để làm việc tốt hơn bởi vì mỗi người trong số họ đều hiểu trách nhiệm của mình phục vụ cho việc đạt được mục tiêu tổng thể của công ty.

8. Giúp quyết định nhanh và tốt hơn

Một chiến lược tốt giúp cho việc quản lý một công ty dễ dàng hơn bởi vì có những mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ mang lại những định hướng trong việc ra quyết định. Thay vì đưa ra quyết định mà họ nghĩ rằng sẽ tốt cho công ty từ đánh giá và phán đoán khá chủ quan của riêng họ thì với chiến lược rõ ràng những người ra quyết định sẽ có thể đi đến quyết định cuối cùng cho những băn khoăn của mình. Kết quả là, họ sẽ chọn cách tốt nhất để có thể đi đến đích cần tới.

5 bước hoàn hảo để xây dựng chiến lược là gì?

chien luoc la gi

1. Xác định vị trí chiến lược là gì

Biết được doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên thương trường, bạn sẽ xác định được mục tiêu bạn muốn hướng đến và cách bạn đạt được điều đó. Hãy bắt đầu bằng các cuộc nói chuyện với các lãnh đạo cấp cao tại công ty để nắm bắt tình hình nội tại, sau đó làm một cuộc khảo sát để hiểu nhu cầu khách hàng. Thu thập dữ liệu về ngành và thị trường cũng là nhân tố bắt buộc cần có để tạo nên một cái nhìn toàn diện về vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Phân tích dữ liệu thu thập được bằng mô hình SWOT hoặc PEST để hệ thống hóa thông tin thành các nhóm cụ thể. Những thông tin được phân chia sẽ hỗ trợ nhà lãnh đạo nhìn nhận toàn diện tình hình môi trường kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như xác định điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của chính doanh nghiệp.

Kết hợp hai mô hình phân tích này sẽ giúp bạn hiểu được bức tranh hoàn chỉnh về thị trường, xác định cơ hội cho doanh nghiệp, có phương án giảm thiểu rủi ro và lên kế hoạch hiệu quả cho tương lai.

2. Xác định các mục tiêu ưu tiên

Sau khi đã hiểu doanh nghiệp của bạn đang đứng ở đâu trên thị trường, giờ là lúc xác định các mục tiêu nhỏ (Objectives) để đạt được mục tiêu lớn (Goals). Lưu ý rằng các Objectives đặt ra cần phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp.

Hãy đặt ra càng nhiều mục tiêu càng tốt, nhưng sau đó, bạn nên xem xét và chọn ra những mục tiêu quan trọng, có sức ảnh hưởng rộng để ưu tiên thực hiện. Bạn có thể xác định những mục tiêu ưu tiên bằng cách đặt ra các câu hỏi như:

Mục tiêu nào quan trọng hơn?Mục tiêu nào khi hoàn thành sẽ giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường?Làm thế nào để xác định những yếu tố hoàn thành mục tiêu?Mục tiêu nào đang là cấp bách nhất?

Các Objectives cần có thể đo lường được để dễ dàng theo dõi. Chỉ số thông dụng nhất dùng để đánh giá hiệu quả công việc, mục tiêu hiện đang là là KPI – Key Performance Indicator.

*

3. Xây dựng kế hoạch

Giờ đến bước quan trọng nhất, xây dựng kế hoạch chiến lược. Nhiệm vụ chính trong bước này là xây dựng các chiến thuật cụ thể và thiết lập timeline để theo dõi tiến độ và hiệu quả công việc.

Bản đồ chiến lược là một công cụ hiệu quả để trực quan hóa toàn bộ kế hoạch của bạn. Một bản đồ chiến lược cần có các thành phần sau:

4 trụ cột: Tài chính, khách hàng, quy trình và con ngườiLiệt kê mục tiêu nằm trong mỗi trụ cột bằng các hình khối (thường là hình tròn và hình chữ nhật). Các mục tiêu không nên quá nhiều, thường không vượt quá 20 mục tiêu.Các mục tiêu của từng bộ phận được sắp xếp theo chiều dọc và được kết nối với nhauChú thích mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu

4. Triển khai kế hoạch chiến lược là gì

Tổ chức cuộc họp với sự góp mặt của các thành phần quan trọng là bước đầu tiên để khởi động kế hoạch chiến lược. Bên cạnh đó, công tác truyền thông nội bộ cũng cần được áp dụng để phổ biến cho toàn bộ nhân viên nắm được mục tiêu chiến lược nhằm định hướng toàn thể công ty đi theo một mục tiêu chung.

Trong quá trình triển khai kế hoạch, tiêu chí KPI sẽ được sử dụng xuyên suốt như một cách truyền đạt trách nhiệm từ cấp trên xuống cấp dưới.

Xem thêm: Bảng Ngọc Bổ Trợ Phép Mới Nhất Lmht, Ngọc Bổ Trợ Thông Dụng Nhất

5. Theo dõi và đánh giá chiến lược là gì

Trên cơ sở hàng quý, hãy tổ chức những cuộc họp review lại tình hình đạt được KPI của các nhóm. Với các nhóm chưa đạt được KPI, hãy xem cách họ triển khai công việc và điều chỉnh lại những sai sót trong quá trình làm việc của những nhóm đó. Trên cơ sở hàng năm, doanh nghiệp nên dành thời gian đánh giá lại các ưu tiên và vị trí chiến lược để đảm bảo rằng tất cả hoạt động đang đi đúng hướng.

Các tìm kiếm liên quan:

định hướng chiến lược là gìchiến thuật là gìsách lược là gìhoạch định chiến lược là gìtư duy chiến lược là gìkế hoạch chiến lược là gìchiến dịch là gìví dụ về chiến lược và chiến thuật

Nội dung liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *