Chấm công là việc làm cần thiết để tính lương cho công, nhân viên. Để việc chấm lương trở nên dễ thực hiện và dễ quản lý, mời bạn đọc tham khảo mẫu bảng chấm công theo ca dưới đây.

Đang xem: Mẫu bảng chia ca làm việc

*

Bảng chấm công theo ca

Thông tin về bảng chấm công

Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?

Trích Điều 9, Thông tư 200 và Điều 10, Thông tư 133:

“Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán.”

Như vậy theo quy định trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thiết kế mẫu bảng chấm công riêng cho đơn vị mình. Miễn sao bảng chấm công vẫn đảm bảo nội dung chủ yếu và dễ dàng trong công tác quản lý của đơn vị.

Bảng chấm công theo ca là gì?

Bảng chấm công là tài liệu để theo dõi tình hình đi làm thực tế của công, nhân viên. Cụ thể như ngày công đã làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Để dễ dàng theo dõi và quản lý, bảng chấm công thường được lập trên phần mềm Excel.

Việc chấm công được thực hiện ở mọi phòng, ban trong công ty. Sau đó, bảng chấm công được chuyển lại cho phòng kế toán. Đây là căn cứ để kế toán tính lương và trả lương cho người lao động.

Việc chấm công theo ca được hiểu như sau: người lao động sẽ thực hiện chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày. Trong một ngày có thể chia thành 2 đến 3 ca làm việc, mỗi ca làm việc 8 tiếng. Trong một ngày chỉ có duy nhất một ca được chấm. Trong mỗi ca làm việc, người lao động có thể làm thêm giờ ngay trong ca đó. Và số giờ tăng thêm được tính vào số giờ làm thêm. Để linh hoạt hơn, người lao động có thể luân chuyển các ca làm việc trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng.

Người có trách nhiệm chấm công sẽ dùng ký hiệu để chấm công cho công, nhân viên. Thường các ký hiệu được sử dụng như sau:

– Ký hiệu “X” là đi làm trong ca.

Xem thêm: Bản Đồ Đường Đi Đà Nẵng Trên Google Map @Webdanang, Bản Đồ Thành Phố Đà Nẵng Chi Tiết Và Mới Nhất

– Ký hiệu “P” là nghỉ phép trong ca.

– Ký hiệu “K” là nghỉ không phép trong ca.

Tải về mẫu bảng chấm công theo ca

*

Bảng chấm công theo ca

Mời bạn đọc tải về mẫu bảng chấm công theo ca bản Excel TẠI ĐÂY.

Cách tính công cuối tháng dựa vào bảng chấm công theo ca

Đếm số công trong các ca

Để đếm số công trong các ca, ta sử dụng hàm COUNTIF:

– Đếm số ca có đi làm (ký hiệu “X” trên bảng chấm công):

=COUNTIF(, “X”)

– Đếm số ngày nghỉ phép (ký hiệu “P” trên bảng chấm công):

=COUNTIF(, “P”)

– Đếm số ngày nghỉ không phép (ký hiệu “K” trên bảng chấm công):

=COUNTIF(, “K”)

Tính số giờ làm thêm

Ta sử dụng hàm SUM để tính tổng số giờ làm thêm, cú pháp như sau:

=SUM()

Lưu ý khi chấm công theo ca

Khi chấm công theo ca, người phụ trách có thể sử dụng ký hiệu để chấm công hoặc ghi theo giờ. Tuy nhiên khi tính công làm thêm giờ, chỉ nên chấm công bằng số giờ và chấm tương ứng với ngày có làm thêm giờ để dễ dàng trong việc tính lương.

Xem thêm:

Trên đây là mẫu bảng chấm lương theo giờ trên EXCEL. Mời bạn đọc tải về tham khảo và sử dụng. Chúc các bạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *