Trong quá trình sử dụng sẽ có lúc chúng ta gặp các vấn đề liên quan đến màn hình hiển thị và một trong những lỗi phổ biến nhất chính là màn hình bị nhấp nháy.

Việc nhấp nháy cũng có nhiều kiểu khác nhau như nhấp nháy màu đen hoặc hiện tượng sọc nhiều màu.

Phong Vũ sẽ chia sẻ cho anh em các nguyên nhân điển hình hay gặp khiến màn hình máy tính bị nhấp nháy và cách sửa tại nhà nhé!

1. Nguyên nhân về mặt phần cứng khiến màn hình máy tính bị nhấp nháy2. Nguyên nhân về phần mềm khiến màn hình bị sọc hoặc nhấp nháy

1. Nguyên nhân về mặt phần cứng khiến màn hình máy tính bị nhấp nháy

1. Màn hình có tuổi thọ lâu

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính từ việc tuổi thọ của màn hình đã quá lâu hay chính xác hơn thì tấm nền của màn hình đã trải qua thời gian sử dụng lâu. Từ đó dẫn tới tấm nền có độ phản hồi kém đi và các điểm ảnh cũng bị “burn in” khiến chúng không còn có độ linh hoạt như trước. Các hiện tượng nhấp nháy thường sẽ chia thành các vùng nhỏ lẻ.

Đang xem: Màn hình nhấp nháy liên tục

*

Biện pháp khắc phục chỉ có thể thay tấm nền hoặc thay màn hình mới bởi hiện nay không thể có phương pháp xử lí hay sửa chữa với những tấm nền màn hình đã có tuổi đời quá lâu.

2. Nguồn điện không đủ hoặc không ổn định

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác chính đến từ nguồn điện bạn sử dụng để cung cấp cho màn hình. Các loại màn hình khác nhau tùy vào kích thước và độ phân giải sẽ cần các nguồn điên tương ứng. Để hoạt động tốt nhất thì nguồn điện đầu vào sẽ cần đạt đủ mức cần thiết và khi ngưỡng điện đạt dưới mức yêu cầu của màn hình lúc này hiện tượng nháy màn sẽ rất hay xảy ra.

Cách khắc phục là tránh cắm chung màn hình với nhiều thiết bị tiêu thụ điện năng khác trong cùng một đường truyền để giảm tải áp lực cho đường truyền đó.

Một trong những lý do khác cũng tới từ nguồn điện chính là adapter nắn dòng từ điện lưới quốc gia hoạt động không ổn định dẫn tới việc dòng diện sau khi qua adapter cung cấp lên màn hình là không đủ.

3. Dây cáp của màn hình không ổn định

Hiện nay dù công nghệ không dây đã rất phát triển với rất nhiều chuẩn kết nối tốc độ cao nhưng phương pháp kết nối màn hình phổ biến nhất hiện nay vẫn là các dây cắm. Những loại dây cắm màn hình cũng khá nhạy cảm đặc biệt là dây VGA bởi chúng có rất nhiều các chân tiếp xúc nhỏ. Một trong các chân tiếp xúc gặp vấn đề hoặc một trong các dây dẫn bị đứt ngầm có thể dẫn tới hiện tượng màn hình bị nháy hoặc bị lỗi màu.

*

Các đầu dây kết nối với màn hình khá nhạy cảm

Cách khắc phục đơn giản chính là thay những sợi cáp mới bởi hiện nay giá thành chung của những dây HDMI hay VGA cũng không quá đắt so với việc bạn đem chúng đi sửa. Chưa kể tới việc khi đem đi sửa thì tuổi thọ của dây cáp cũng không được đảm bảo.

2. Nguyên nhân về phần mềm khiến màn hình bị sọc hoặc nhấp nháy

1. Tần số quét không đồng bộ với màn hình

Tần số quét trên màn hình chính là số hình ảnh mà màn hình đó có thể làm mới (hiển thị) trong một giây. Ví dụ bạn có màn hình với tần số quét là 60Hz thì màn hình này có thể quét được 60 hình ảnh khác nhau mỗi giây. Trong trường hợp bạn xuất ra màn hình một tần số quét thấp hơn và không phù hợp thì những hiện tượng chớp màn có thể xảy ra.

Thực hiện các bước sau để điều chỉnh lỗi này, cách này áp dụng cho những bạn sử dụng hệ điều hành windows 10:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào vùng trống trên màn hình desktop => Chọn Display settings.

Bước 2: Nhấn chọn cửa sổ Display => Nhấn chọn Advanced display setting.

Bước 3: Nhấn chọn Display adapter properties for Display 1.

Đối với những bạn sử dụng windows 7 có thể áp dụng các bước sau:

Vào mục Start => Nhấn chọn Control panel => Chọn Adjust Screen Resolution => chọn Screen Resolution => Chọn Advandced Settings => Chọn Monitor để có thể tiến hành thiết lập tần số quét.

2. Lỗi phần mềm không tương thích

Cách khắc phục thứ hai, chính là kiểm tra các phần mềm hiện có trong máy tính có tương thích với máy tính không. Một số phần mềm đang chạy như Norton antivirus, iCloud hoặc IDT audio, đây là những phần mềm gây ra hiện tượng màn hình nhấp nháy trong máy tính.

Xem thêm:

Nếu không sử dụng những phần mềm trên thì có thể kiểm tra hình nền live vì nó là một trong những ứng dụng làm nhấp nháy màn hình. Nếu có sử dụng hãy vô hiệu hóa hoặc gỡ cài đặt nó.

Ngoài ra, nếu nghi ngờ một phần mềm nào đó mà bạn mới tải gần đây, hãy thử cập nhật nó lên phiên bản mới nhất. Nếu vẫn không hoạt động, bạn cần gỡ cài đặt ứng dụng.

Cách kiểm tra Task Manager để phát hiện phần mềm có tương thích hay không

Việc kiểm tra Task Manager sẽ tìm ra được nguyên nhân để khắc phục hiện tượng màn hình nhấp nháy liên tục. Thao tác thực hiện mở Task manager vô cùng đơn giản với 2 cách sau:

Cách 1: Nhấn chọn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc

Cách 2: Nhấn click chuột phải vào Taskbar => chọn Task Manager

*

Kiểm tra Task manager có nhấp nháy hay không để phát hiện lỗi

Sau khi cửa sổ Task manager mở ra, bạn kiểm tra xem màn hình cửa sổ có nhấp nháy hay không.

Trường hợp tất cả đều nhấp nháy nhưng riêng Task manager không nhấp nháy, ứng dụng, phần mềm nào đó đang không tương thích có thể là nguyên nhân gây ra lỗi.

Trường hợp thứ hai, Task manager nhấp nháy, nguyên nhân chính là nằm ở driver màn hình.

3. Lỗi driver màn hình

Hệ điều hành của bạn có thể đang không được cài đặt driver thích hợp nhất với màn hình dó đó việc xung đột có thể xảy ra. Thường thì sẽ có nhiều hiện tượng xảy ra với màn hình và cũng có thể màn hình bị nhấp nháy nếu màn hình phải liên tục quét driver phù hợp với chính nó. Mỗi lần quét như thế sẽ như một lần “reset” và kết nối lại dẫn đến hiện tượng nhấp nháy nhiều lần.

Do đó, bạn có thể khắc phục lỗi màn hình nhấp nháy bằng cách cập nhật driver. Thực hiện các thao tác sau để tiến hành cập nhật ngay:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows I => Nhập câu lệnh devmgmt.msc vào thanh tìm kiếm để mở cửa sổ Device Manager.

Bước 2: Nhấn chọn vào mũi tên bên cạnh Display adaptersđể mở rộng menu.

Bước 3: Nhấn click chuột phải vào Adapter màn hình máy tính => chọn Update driver

*

Nhấn chọn adapter màn hình và chọn Update Driver

Bước 4: Khi cập nhật xong Driver mới, nhấn chọn Search Automatically for drivers để tìm phần mềm mới

Bước 5: Hệ điều hành Windows đã tìm được phiên bản mới hơn của driver, máy tính sẽ tự động tải và bắt đầu cài đặt.

4. Màn hình trình duyệt bị nhấp nháy

Trong quá trình sử dụng, máy tính còn có thể gặp sự cố màn hình trình duyệt bị nhấp nháy. Trong một số trường hợp có thể xấu hơn là nội dung của trang chuyển sang màu đen, hoặc bị trống trong vài giây.

Do đó, để khắc phục tình trạng như thế này, bạn cần phải tắt tính năng tăng tốc phần cứng trong mục cài đặt trình duyệt, với các bước đơn giản sau:

Bước 1: Vào mục Settings trong Google Chrome => Nhấn chọn Advanced => Sau đó chọn System

Bước 2: Nhấn click vào nút trượt, cho đến khi nút trượt chuyển màu xám, tắt tùy chọn Use hardware acceleration when available.

Bước 3: Sau khi thực hiện xong bạn chọn tải lại trình duyệt web và bắt đầu khởi động máy tính trở lại. Sau khi thao tác xong, màn hình sẽ trở lại bình thường khi duyệt trực tuyến.

5. Tài khoản người dùng bị lỗi

Trong một vài trường hợp, bạn có thể sử dụng cách tạo mới một tài khoản người dùng mới trên máy tính. Với cách này có thể xử lý được hiện tượng nhấp nháy một cách hiệu quả. Các bước tạo tài khoản người dùng mới như sau:

Bước 1: Vào thanh tìm kiếm và nhập từ khóa Control Panel

Bước 2: Khi cử sổ mở ra chọn User Accounts => Change account type

Bước 3: Chọn Add a new user in PC settings

Bước 4: Chọn Add someone else to this PC để tạo thêm user mới

Bước 7: Chọn tên và nhập tên tài khoản vào mục User name => Nhấn chọn mật khẩu và nhập lại mật khẩu ở mục Enter password => Điền thông tin ở mục In case you forget your password => click Next

Sau khi thực hiện xong các bước trên bạn đã có ngay tài khoản mới, và màn hình sẽ hạn chế ngay lỗi nhấp nháy.

Xem thêm: Cách Nấu Bún Nước Lèo Trà Vinh: Ăn Để Muốn Trở Về, Bún Nước Lèo Trà Vinh: Ăn Để Muốn Trở Về

Đừng quên theo dõi website Phong Vũ Công Nghệ, để cập nhật thêm những thủ thuật công nghệ nhé! Lưu ngay bí kíp sửa màn hình máy tính nhấp nháy cực chuẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *