Bạn đã rất quen thuộc với những sản phẩm điều khiển cửa cuốn, điều khiển điều hòa, đồ chơi trẻ em… nhưng chưa biết được chúng hoạt động ra sao. Có thể bạn chưa biết, hầu hết tất cả các thiết bị trên đều được điều khiển từ xa bằng sóng RF, vậy sóng RF là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Mạch điều khiển từ xa bằng sóng rf

Mạch điều khiển từ xa bằng sóng RF là gì?

RF được biết đến là một trong những sóng điều khiển từ xa xuất hiện đầu tiên trên thế giới, đã trải qua nhiều năm những vẫn giữ được vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay, đặc biệt là các thiết bị điều khiển từ xa.

Điều khiển RF được áp dụng vào những sản phẩm như đồ chơi điện tử, điều khiển cửa cuốn, gara, điện thoại thông minh, các hệ thống máy tính xách tay hay thậm chí có thể kiểm soát vệ tinh.

Phạm vi hoạt động khi điều khiển bằng sóng RF xa hơn rất nhiều so với sử dụng sóng IR. Điều khiển RF có thể làm việc ở khoảng cách 100m trở lên, đây cũng là lý do RF được ưa chuộng hơn nhiều so với những loại điều khiển cùng phân khúc.

*

Ưu điểm và nhược của khiển từ xa bằng sóng RF:

Ưu điểm:

Hoạt động nhanh nhạy, liên tục và ở khoảng cách xa hơn so với sóng IR

Tín hiệu RF có thể truyền đi ngay cả khi có vật cản giữa hệ thống máy phát và máy thu.

Nhược điểm:

Phương thức giao tiếp khá phức tạp

Tốt hơn nên sử dụng hệ thống dựa trên vi điều khiển.

Xem thêm:

Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển từ xa bằng sóng RF:

Cũng giống như các loại mạch tương tự, mạch RF cũng có 2 phần là bộ phận phát và bộ phận thu.

Bộ phận phát:

Bao gồm bộ mã hóa và bộ phát ASK. Bộ mã hóa tạo địa chỉ có 8 bit và 4 bit. Chúng ta có thể đặt địa chỉ bằng cách sử dụng công tắc DIP được kết nối trong bộ mã hóa A0 – A7. Trong trường hợp thiết lập 1 địa chỉ trong mạch phát, địa chỉ này sẽ được yêu cầu trong phần thu. Chính vì lý do nà nên phần máy thu và máy phát phải được đặt trong cùng một địa chỉ.

Bộ phận thu:

Bộ phận thu cung được hoạt động ở mức 433,92 MHz và có độ nhạy 3uV. Bộ thu ASK hoạt động từ 4,5 đến 5,5 VDC và có cả ngõ ra tuyến tính và kỹ thuật số. Bộ phận thu sẽ được nhận dữ liệu từ máy phát. Sau đó, bộ giải mã sẽ giải mã dữ liệu và kích hoạt chân ngõ ra tương ứng.

Do nguyên lý hoạt động đơn giản nên việc áp dụng sóng RF vào các sản phẩm điều khiển hiện nay cực kỳ phổ biến.

Xem thêm: Cách Thanh Toán Tiền Điện Dễ Dàng, Nhanh Chóng Bằng Thẻ Tín Dụng

Sóng RF vẫn đang được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà thông minh. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp nhà thông minh thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và giúp bạn tìm được giải pháp tối ưu nhất cho mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *