(Thanhuytphcm.vn) – Đồng chí Nguyễn Văn Linh sinh tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Hưng Yên, trong gia đình nhà giáo nghèo tại phố Hàng Thâm cũ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Đồng chí có tên khai sinh là Nguyễn Đức Cúc, mọi người quen gọi là Nguyễn Văn Cúc. Gia đình đồng chí có ba chị em, trên và dưới đồng chí là chị gái và em gái. Gia cảnh cơ cực, cha mất sớm nên bà nội và chú ruột đón đồng chí lên Hà Nội cho ăn học để bớt gánh nặng gia đình.

Đang xem: Lê hồng anh là con nguyễn văn linh

Năm 1925, khi đang học tiểu học ở Hà Nội, bà nội và chú ruột Nguyễn Đức Thụ chuyển về Hải Phòng, đã đưa đồng chí về thành phố này học tập tại trường Bonnan (nay là trường Trung học phổ thông Ngô Quyền thuộc quận Lê Chân), học lớp đệ nhất bậc Thành chung. Khi lên lớp nhất bậc Thành chung, niên khóa 1929-1930, Nguyễn Đức Cúc được chuyển về học tại Trường Jean Dupuis.

Khi bị lưu đày ở Côn Đảo, đồng chí có cơ hội được gặp hầu hết các nhà lãnh đạo của Đảng cũng đang bị cầm tù ở đây như Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Bùi Công Trừng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, Ngô Gia Tự,… Đầu năm 1932, chi bộ đặc biệt của Đảng ra đời ở banh 1 để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự khủng bố của kẻ thù, giữ vững khí tiết của những người cộng sản. Được sự kèm cặp của lớp cách mạng đàn anh, đồng chí Nguyễn Văn Linh tiếp tục được học văn hóa, học nâng cao trình độ tiếng Pháp và lý luận Mác – Lênin.

Tháng 5/1936, chính phủ của Mặt trận bình dân Pháp thắng cử, ra lệnh đại ân xá tù chính trị ở các thuộc địa, đồng chí Nguyễn Văn Linh được thả tự do cùng với rất nhiều nhà cách mạng khác. Khi tàu cập cảng Hải Phòng, đồng chí lên ngay Hà Nội bắt liên lạc với tổ chức để hoạt động. Tháng 3/1937, Xứ ủy Bắc Kỳ được tái lập lại ở Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được phân công giúp việc cho cơ quan Xứ ủy và sau đó Xứ ủy cử đồng chí xuống Hải Phòng tổ chức lập lại Thành ủy Hải Phòng. Tháng 4/1937, tại cơ sở cách mạng ở Ngõ Đá, phố Cát Dài đã diễn ra hội nghị lập lại Thành ủy. Hội nghị đã nhất trí cử đồng chí làm Bí thư Thành ủy nhưng đồng chí dứt khoát từ chối vì chưa phải là đảng viên, vì vậy Hội nghị cử đồng chí Nguyễn Văn Túc – tức Nguyễn Cộng Hòa làm Bí thư. Khi trở lại Hà Nội báo cáo với đồng chí Bí thư Xứ ủy Trường Chinh thì Xứ ủy mới biết đồng chí chưa phải đảng viên vì Trung ương vẫn nghĩ Nguyễn Văn Linh đã vào Đảng năm 1930 khi bị đày đi Côn Đảo. Do vậy, đồng chí Bí thư Xứ ủy Trường Chinh đã công nhận đồng chí vào Đảng kể từ năm 1936 và tiếp tục cử xuống Hải Phòng hoạt động, làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng – Kiến An khi đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Túc được Xứ ủy cử đi vùng khác hoạt động.

Tháng 01/1939, đồng chí Nguyễn Văn Cúc được Trung ương yêu cầu bàn giao nhiệm vụ ở Hải Phòng cho đồng chí Tô Hiệu để vào tăng cường cho Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn trên cương vị Phó Bí thư Thành ủy. Từ đây cho đến cuối đời, đồng chí Nguyễn Văn Linh gắn bó máu thịt với Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ.

Xem thêm:

Cuối tháng 9, đầu tháng 10/1939, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trực tiếp giao nhiệm vụ ra Nghệ Tĩnh gặp đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập đang bị địch cho an trí tại quê nhà, truyền đạt tình hình mới và mời hai đồng chí vào Sài Gòn dự họp Hội nghị Trung ương. Trong chuyến đi này, đồng chí bị địch bắt, nhưng nhờ các đồng chí linh hoạt nên thoát nạn.

Cuối năm 1939, tại Sài Gòn, đồng chí được Trung ương phân công cùng với đồng chí Võ Văn Tần và các đồng chí khác lập lại Xứ ủy Nam kỳ và trở thành cán bộ trẻ cấp Xứ ủy; được Trung ương cử ra miền Trung lập lại Xứ ủy Trung kỳ. Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt tại Vinh, đưa về Sài Gòn xử 5 năm tù và đày đi Côn Đảo lần thứ hai cùng với nhiều đồng chí khác.

Tháng 7/1948, được sự ủy nhiệm của Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn triệu tập và chủ trì Đại hội đại biểu Đảng bộ Xứ ủy Nam bộ. Tại Đại hội lần này đồng chí Mười Cúc được bầu làm Thường vụ Xứ ủy, Bí thư là đồng chí Lê Duẩn; Phó Bí thư là các đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Đức Thuận.

Xem thêm:

Năm 1950, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Xứ ủy điều động về tăng cường cho Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Tháng 8/1950, Hội nghị Thành ủy được triệu tập dưới sự chủ trì của đồng chí Mười Cúc để thực hiện quyết định của Xứ ủy Nam bộ thành lập Đặc khu ủy. Hội nghị đã chính thức bầu đồng chí Mười Cúc làm Bí thư Đặc khu ủy kiêm Chính ủy Ban chỉ huy quân sự đặc khu. Cuối năm 1952, đồng chí được Trung ương triệu tập ra Việt Bắc học tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc. Học xong đồng chí được giữ lại đề bạt làm Phó ban Tuyên huấn Trung ương và cuối năm 1953 tham gia làm công tác cải cách ruộng đất thí điểm ở Thái Nguyên. Tháng 9/1954, đồng chí được điều động trở lại miền Nam chiến đấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *