Thông thường, mọi người hay nghe cụm từ cơ sở pháp lý hay căn cứ pháp lý được nhắc đến khi đề cập một vấn đề liên quan đến pháp luật. Vậy bạn có biết cơ sở pháp lý là gì? Khái niệm cơ sở pháp lý được định nghĩa như thế nào? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về các thông tin có liên quan để giải đáp câu hỏi cơ sở pháp lý là gì. Còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo bài viết này bạn nhé.

Đang xem: Khái niệm cơ sở pháp lý

*

Cơ sở pháp lý là gì

1. Cơ sở pháp lý là gì?

Cơ sở được hiểu là cái nền tảng, cái nguồn cho những cái được xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển. Còn pháp lý là một thuật ngữ được dùng liên quan đến tài liệu, quy định, văn bản pháp luật,… được ban hành bởi các cơ quan luật pháp dùng để miêu tả tổng quát về hiện tượng, trạng thái và nội dung trong văn bản được ban hành.

Do đó, cơ sở pháp lý có thể hiểu là nền tảng từ những định nghĩa trong pháp luật để có thể củng cố nên những quy định, quy tắc trong tổ chức; trong những mối quan hệ hoặc trong bất kỳ một hoạt động nào để có thể hướng đến mục tiêu đảm bảo thống nhất một quy tắc xử sự chung. Tất cả mọi người trong xã hội cần phải thực hiện những quy tắc này, trường hợp không tuân thủ và dẫn đến hành vi vi phạm sẽ có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi nhắc đến những cơ sở pháp lý có thể liên tưởng ngay đến những văn bản quy phạm pháp luật – những văn bản đã được ban hành dựa trên những cơ sở pháp lý và sẽ mang tính bắt buộc. Cơ sở của pháp lý được áp dụng để có thể xây dựng nhiều văn bản quy phạm trong từng lĩnh vực khác nhau. Hãy tìm hiểu về văn bản quy phạm pháp luật ở phần tiếp theo.

Xem thêm:

2. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.

3. Những loại văn bản quy phạm pháp luật

Có hai loại văn bản quy phạm pháp luật là văn bản luật và văn bản dưới luật.

Theo đó, văn bản luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản luật bao gồm Hiến pháp, các luật, các bộ luật và các nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Quận Tân Bình Giá 2 Tỷ, Mua Bán Nhà Tại Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, Giá 1

Trong đó, Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý tối cao, được xem là “luật mẹ” hay “luật gốc”. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều là văn bản vô hiệu và phải được bãi bỏ khỏi hệ thống pháp luật.

Tiếp theo hãy tìm hiểu về các văn bản dưới luật, cụ thể:

Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng: Viện kiểm sát nhân dân tối cao;Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội;Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp;Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *