Dòng thời gian thì không ngừng trôi nhưng tấm gương ngời sáng, đạo hạnh khiêm cung, chí nguyện cao cả và tinh thần bất khuất của Ngài như một ánh sáng nhiệm mầu mãi mãi được kết nối, khắc sâu và in dấu ấn đẹp trong tâm khảm của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, Giáo hội, hàng môn đồ pháp quyến, thế quyến và tất cả những người tham dự lễ tang này.

Đang xem: Hòa thượng thích minh đức

*

Thân mẫu Thượng tọa từ trần vào năm 1951, lúc đó Thượng tọa mới được chín tuổi. Mồ côi mẹ từ nhỏ nên ngài phải rời xa quê hương thân thương lên TP. Hồ Chí Minh ở với cậu Năm, đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10. Thân phụ Thượng tọa từ trần vào năm 2010. Tuổi trẻ thơ ngây gắn bó với quê nhà của Thượng tọa dường như không còn nữa từ khi Ngài rời khỏi gia đình. Đời sống lúc này hết sức khó khăn. Ngoài giờ học tập ở trường, Ngài phụ giúp đỡ việc nhà cho cậu mợ. Đặc biệt là Ngài rất siêng năng ưa thích nghiên cứu tìm hiểu kinh sách ghi chép sử liệu các tôn giáo, nhất là tam giáo: Thích – Đạo – Nho…Ngài rất thích học chữ Hán và tìm tòi học hỏi rất tường tận.Năm 1964, sau khi đã học được nghề Tây dược và Đông dược, Ngài trở về quê nhà và lập gia đình cùng bà Lê Thị Phê, pháp danh: Tâm Trường. Ngài và hiền thê có với nhau sáu người con, 4 người con trai và hai người con gái. Hiền thê của ngài từ trần vào năm 1998. II. Thời kỳ xuất gia tu hành Với tính trượng nghĩa và tinh thần hướng thiện, hướng thượng sẵn có, Ngài tự nhủ không thể bình thường như bao người trong trần tục để kiếp phù sinh cứ mãi xoay vòng trong sanh, già, bịnh, chết… Qua biết bao nhiêu suy tư cùng tận và nhiều đêm thức trắng hành thiền. Cuối cùng Ngài quyết tâm dõng mãnh cất bước ra đi, cắt đứt tình thân. Năm 1972, một lần nữa ngài lại rời quê hương đi du hoá khắp Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh), rồi lần lượt đến các tỉnh miền Đông và miền Tây, vừa tự tu vừa tuỳ duyên thuyết pháp, tiếp độ người hữu duyên. Trong khoảng thời gian này, Ngài nương cố Hòa thượng thượng Hồng hạ Tại, thế danh Đoàn Trung Còn tu học. Cố Hòa thượng Thích Hồng Tại quy y cho ngài và đặt cho ngài pháp danh là Minh Đức. Khi còn là một cư sĩ Ngài cũng thường lui tới ở Miễu (quận 8, TP. Hồ Chí Minh) tiếp độ hơn 30 vị đệ tử thường trực và hàng ngàn đệ tử linh căn. Và chính nơi này Ngài đã thường xuyên tham thiền quán xét nhơn duyên. Trước cảnh cuộc đời nay dời mai đổi, có không, còn mất, sống chết, khổ vui như bọt nước tụ tán vào một đêm trăng sao đẹp trời Ngài đã ngộ lý vô thường, khổvàvô ngã. Sau khi ngộ lý pháp nhiệm màu, với lòng hoan hỷ vô biên, năm 1983 Ngài dẫn theo hơn 30 vị đệ tử thân tín dấn thân vào vùng núi Dinh (xã Hội Bài, huyện Tân Thành nay là thôn Phước Thành, xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ngài đến đây với tất cả lòng thành, quyết chí tu hành, hiến dâng cuộc đời cho Phật Pháp với mục đích thành tựu Phật quả. Giữa nơi chốn đất trống đồi trọc, bốn bề tịch lặng, chỉ nghe tiếng chim kêu vượn hú, làm bạn với cỏ cây, mây trời thiên nhiên, ngài lập am cốc tu hành theo hạnh Khất sĩ và khai sơn thành lập Thiền thất Minh Đức (sau này đổi tên thành Thiền viện Minh Đức).Chọn nơi này dừng chân chứng tỏ Ngài đã quán nhân duyên đầy đủ rồi lập hạnh tiên phong và làm tấm gương mẫu mực tiếp độ chư Tăng, Ni hậu học tiếp nối đạo Phật Thích Ca chánh pháp.

Xem thêm: Khắc Phục Lỗi Máy Tính Mở Không Lên Nguồn, Không Lên Màn Hình Đơn Giản

Xem thêm: Cách Cài Font Chữ Tiếng Việt Cho Windows 10, Win 7, Xp, Cách Gõ Tiếng Việt Có Dấu Trên Máy Tính

Bởi lẽ nơi đây cũng là một trong những vùng đất Thánh địa linh nhân kiệt dưỡng nuôi và đào tạo ra những bậc Xuất trần thượng sĩ của hệ phái Khất sĩ Việt Nam.Nhớ lại ngày nào Ngài về đây vùng núi hoang sơ, vắng vẻ, chỉ toàn là cỏ, nhiều loại thú rừng, lưa thưa chỉ có mấy ngôi nhà của dân và vài am cốc lá của các nhà sư tu hành muốn xa lánh chốn phồn hoa đô thị. Điện thì chưa có, đường thì chỉ là lối mòn nhỏ sau khi đi lại nhiều cỏ bị mòn không mọc lên được, còn muốn sử dụng nước thì phải xây hồ để lấy nước từ suối. Sau khi thầy trò nỗ lực khai hoang bằng cách ban ngày thì bứng đá, trồng rừng, làm rẫy… tự tìm kế sinh sống, ban đêm thì tinh tấn hành thiền…Vài năm sau đó, Thiền viện được dựng lên; Tường thì được làm bằng vách đất, mái thì lợp lá. Lúc này, Phật tử và khách hành hương khắp nơi đổ về yêu cầu Ngài giảng pháp, đặc biệt là muốn nghe pháp kệ của Ngài. Khi Ngài ngâm kệ thì thật sự làm cho người ta “rúng động” cả tâm tư, tình cảm và muốn tu hành ngay lập tức! Với sự trợ duyên của Chính quyền địa phương, sự ủng hộ của GHPGVN tỉnh nhà, Ban Đại diện Phật giáo liên xã Hội Bài và đặc biệt nhất là sự tín tâm của cư sĩ Phật tử, đàn na thí chủ, Ngài đã thành lập được một Ban Văn nghệ Phật giáo với nhân lực trong Thiền viện nhằm phục vụ nhu cầu văn nghệ Phật giáo cho Phật tử cũng như du khách khi dừng chân nghỉ lại qua đêm nơi đây.

*

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và hành trì Phật pháp, Ngài đã thuyết giảng hàng ngàn thời pháp, trong đó đặc biệt nhất là pháp kệ của Ngài đã làm “thức tỉnh” những ai chưa hề một lần biết “quay trở lại với chính mình”. Hàng triệu cuốn băng Cassettes, đĩa MP3, CD, VCD, DVD đã được phát hành và cập nhật thường xuyên trên trang mạng Phật giáo www.thienvienminhduc.com và nhiều người đã tìm đến đây sau khi nghe pháp âm của Ngài. Từ đó, tiếng lành đồn xa, chỉ duy nhất tại Thiền viện này có chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh cho Phật tử và khách hành hương nghỉ lại qua đêm. Và cũng từ đó, thu hút nhiều Tăng, Ni, Phật tử về đây xây dựng tự, viện, tịnh xá, tịnh thất tu hành. Ban Đại diện Phật giáo liên xã Hội Bài được thành lập để sách tấn, quản lý sự tu học và sinh hoạt của hàng ngàn Tăng, Ni và Phật tử, rồi hàng trăm hộ dân kéo đến sinh sống bằng nghề buôn bán.Hiện nay, thì nơi đây qui tụ vài chục ngôi tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường với cả ngàn Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử tu hành, tạo thành một hình ảnh đẹp “xứ Phật” giữa chốn “trần gian”. Cùng với sự phát triển ấy mà cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và nâng cao với phương châm Nhà nước, tu sĩ và nhân dân cùng làm đường sá, cầu cống, điện đường, trường trạm và nước sạch. Vào những ngày lễ lớn truyền thống hàng năm của Thiền viện Minh Đức như: Phật đản, khánh đản Phật A Di Đà, vía Quan Thế Âm Bồ Tát, Thắng hội Vu Lan v.v… thu hút vài ngàn người Phật tử tín tâm và khách hành hương tham dự. Hàng năm, có khoảng vài chục ngàn người đến đây vì nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cũng như khao khát một đời sống tinh thần bình an và hạnh phúc đích thực. Ngày nay thì Thiền viện tương đối khang trang với nhiều thắng cảnh gây ấn tượng trong lòng du khách. Một điểm đặc biệt nữa là xung quanh vùng núi này chùa chiềng nhiều hơn nhà dân và số luợng tu sĩ chiếm đại đa số.Chỉ một lần du khách ghé lại đây thôi thì cũng đủ cảm nhận cái đạo và cái tình người ở chốn này. Riêng Thiền viện Minh Đức đã nỗ lực hết sức mình trong việc hoằng pháp lợi sanh với phương châm “Thiết thực phục vụ chúng sanh tức cúng dường chư Phật” đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội của tỉnh nói riêng, Phật giáo Việt Nam và quê hương đất nước nói chung. Tuy so với những thắng tích chùa chiềng trong cả nước thì lượng khách đến đây cũng còn khiêm tốn nhưng sự thu hút du khách đến đây bởi điểm đặc trưng hấp dẫn riêng biệt thì chỉ nơi này mới có.Thiền viện Minh Đức đã trở thành một trong những trọng điểm du lịch tâm linh, tham quan tour TP. HCM, miền Đông, miền Tây – núi “Bồng Lai Tiên Cảnh” không những chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn có cả giá trị về mặt kinh tế và môi trường sinh thái.Vì vậy mỗi khi nhắc đến Thiền viện Minh Đức thì không ai có thể quên công Người đã khai sáng và phát triển rực rỡ một khu “Bồng Lai Tiên Cảnh” từ khu rừng núi hoang vắng này.Mãi đến năm 1989, Ngài mới xuất gia tại Thiền thất Minh Đức dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Giác Cầu và Hòa thượng Thích Minh Hùng.Năm 1993, Ngài thọ giới Tỳ kheo tại Giới đàn Thiện Hòa I do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.III. Thời kỳ Hoằng pháp làm lợi ích chúng sanhNhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chư Ni an cư trong ba tháng mùa mưa; năm 1993, Ngài mở trường Hạ và liên tục duy trì trường hạ Ni trong 19 mùa an cư (năm 2011 kết thúc); Ngài phụ trách giảng dạy môn Thiền quán trong trường hạ Ni Thiền viện Minh Đức;tùy duyên hướng dẫn Thiền tại các khóa tu Thiền tự Quy Sơn, Thiền Đường Liễu Quán, chùa Hồng Đức, đạo tràng ở Long An, Tiền Giang;mở lớp dạy vi tính miễn phí cho Tăng Ni;mở lớp dạy giáo lý, Phật thất cho cư sĩ; mở lớp học tình thương; đóng góp công tác từ thiện xã hội; xây dựng nhà tình thương cho địa phương; trồng cây gây rừng, tích cực tham gia phòng chóng cháy và bảo vệ rừng theo dự án 327 của Nhà nước; cứu trợ, ủy lạo đồng bào nghèo, khó khăn, trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo hiếu học, tổ chức lễ hội Trăng rằm cho học sinh các trường Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở tại địa phương hàng năm v.v… Năm 1993, Ngài khai sơn thành lập chùa Tịnh Độ. Năm 1994, chính thức đại trùng tu Chánh điện Thiền viện Minh Đức, Tu viện Tam Quy, Tịnh thất Dinh Phật. Cũng trong năm này, Ngài khai sơn thành lập tịnh thất Tường Vân và Di Đà sơn.Kể từ đó, Ngài là một trong những bậc thầy “tiên phong” trong sự nghiệp Hoằng pháp độ sanh, phát triển GHPGVN xã Tân Hoà hưng thịnh như ngày nay. Bên cạnh đó, ngài rất tích cực tham gia hoạt động và đóng góp rất lớn trong công tác Phật sự của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngài tham gia hoạt động Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Nhiệm kỳ II, Ủy viên thường trực, Ủy viên Ban Văn hóa kiêm Ủy viên Ban Hoằng pháp; nhiệm kỳ III Ủy viên Thường trực Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa kiêm Phó Ban Hoằng pháp; nhiệm kỳ IV và V, Ủy viên Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiêm Phó Ban Đại diện GHPGVN liên xã Tân Hòa – Tân Hải – Tóc Tiên, Hóa chủ trường hạ Tịnh xá Ngọc Thạnh qua các nhiệm kỳ II, III và IV.Ấn phẩm duy nhất để lại trong thời kỳ Ngài làm Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cuốn “Danh Mục Tự Viện Phật Giáo Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do nhà xuất bản Phương Đông, năm 2011. Lúc bấy giờ Thiền viện Minh Đức như là một Trung tâm của Giáo hội Phật giáo tỉnh nhà và địa phương. Trong khoảng thời gian này hầu hết các Hội thi diễn giảng Phật pháp, Bích báo, Tăng, Ni tập trung sinh hoạt, tổng kết v.v… đều tổ chức tại Thiền viện Minh Đức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *