Tăng cân là điều không thể tránh khỏi khi mang thai và việc giảm cân sau khi sinh không phải chuyện dễ.

Đang xem: Phạm hương lần đầu khoe khoảnh khắc vạch áo cho con bú khiến dân mạng phát sốt

Mục lục

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Vấn đề có thể xảy ra

Ảnh hưởng đến trẻ

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Cách nhịn ăn an toàn

Các cách giảm cân khác

*

Có nên nhịn ăn gián đoạn khi cho con bú không?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cho con bú là một cách giảm cân hiệu quả sau sinh mà không cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải tất cả phụ nữ đều có thể giảm cân khi cho con bú hoặc nếu có giảm thì cũng chưa chắc sẽ đạt được mức cân nặng như mong muốn. Trên thực tế, nhiều người vẫn giữ nguyên cân nặng từ khi sinh xong cho đến tận lúc con cai sữa.

Điều này khiến cho không ít phụ nữ tính đến chuyện giảm cân và một trong những phương pháp giảm cân rất phổ biến hiện nay là nhịn ăn gián đoạn. Nhưng liệu phương pháp này có an toàn khi thực hiện trong thời gian cho con bú hay không?

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Nhịn ăn gián đoạn là một chế độ ăn uống mà bạn chỉ được tiêu thụ thực phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể trong ngày hoặc trong tuần và toàn bộ thời gian còn lại phải nhịn hoàn toàn hoặc nạp vào lượng calo rất ít.

Có nhiều cách để thực hiện nhịn ăn gián đoạn. Một số người chọn nhịn ăn hàng ngày, ví dụ như phương pháp nhịn ăn gián đoạn 16/8, trong đó phải nhịn ăn 16 tiếng mỗi ngày và ăn uống bình thường trong 8 tiếng. Một số khác lại chọn nhịn ăn hoặc chỉ ăn rất ít vào một số ngày trong tuần và ăn uống bình thường trong những ngày còn lại.

Nhịn ăn gián đoạn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng nhịn ăn giúp làm tăng khả năng chống lại bệnh tật của các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nhịn ăn còn có thể làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể cũng như là lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol.

Và tất nhiên, mục đích chính mà nhiều người thực hiện phương pháp nhịn ăn gián đoạn là để giảm cân.

Cơ chế là khi không ăn, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy lượng mỡ tích trữ để lấy năng lượng. Nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định còn giúp làm giảm tổng lượng calo nạp vào và dẫn đến giảm cân.

Trong một nghiên cứu nhỏ, những người tham gia được hướng dẫn thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn cách ngày không hoàn toàn, có nghĩa là xen kẽ một ngày ăn bình thường và một ngày chỉ nạp vào lượng calo bằng 20% bình thường. Vào cuối cuộc nghiên cứu, hầu hết đều giảm được 8% khối lượng cơ thể chỉ sau 8 tuần.

Liên quan: Các kiểu nhịn ăn gián đoạn tốt nhất cho phụ nữ

Điều gì xảy ra nếu nhịn ăn gián đoạn khi cho con bú?

Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ trên thế giới vẫn nhịn ăn hàng năm trong tháng Ramadan của người Hồi giáo. Trong khoảng thời gian khoảng một tháng này, mọi người sẽ không ăn từ bình minh đến hoàng hôn. Mặc dù những phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú được miễn nhịn ăn nhưng theo một số người vẫn thực hiện nghi thức này thì lượng sữa bị giảm đi khi nhịn ăn.

Tại sao điều này lại xảy ra?

Lý do là bởi khi nhịn ăn, cơ thể người mẹ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà đây lại là những chất cần thiết để sản xuất sữa.

Theo các nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng khi nuôi con bằng sữa mẹ thì phụ nữ cần nạp thêm 330 đến 600 calo mỗi ngày để hỗ trợ sự tạo sữa.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải ăn đa dạng các nhóm thực phẩm và đặc biệt tập trung vào các loại thực phẩm giàu protein, sắt và canxi. Ăn đủ và đúng loại thực phẩm sẽ giúp đảm bảo cơ thể người mẹ được khỏe mạnh, tạo ra đủ sữa và sữa chứa đầy đủ các chất mà trẻ sơ sinh cần để phát triển toàn diện.

Ngoài ra, một phần lớn lượng chất lỏng mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày đến từ các loại thực phẩm chứ không chỉ có nước. Do đó mà khi nhịn ăn, có khả năng cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng chất lỏng và điều này cũng làm giảm lượng sữa.

Sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ tác động của phương pháp nhịn ăn gián đoạn đến việc cho con bú.

Nếu có ý định nhịn ăn gián đoạn thì tốt nhất là nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Có thể nhịn ăn cũng không gây hại gì lớn nhưng sẽ làm giảm lượng sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Google Trang Tính, 1# Hướng Dẫn Sử Dụng Google Trang Tính

Ảnh hưởng đến trẻ

Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng nhịn ăn chưa chắc sẽ ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng đa lượng (carb, protein và chất béo) trong sữa mẹ. Tuy nhiên, một số chất dinh dưỡng vi lượng có thể bị giảm đáng kể khi nhịn ăn. Chất dinh dưỡng vi lượng là những chất mà cơ thể không thể tự tạo ra hoặc chỉ có thể tạo ra rất ít và phải bổ sung thêm từ chế độ ăn, gồm có vitamin và khoáng chất.

Một nghiên cứu ở những phụ nữ nhịn ăn trong tháng Ramadan sau khi sinh cho thấy lượng sữa không đổi trước và trong khi nhịn ăn nhưng nồng độ lactose, kali và hàm lượng chất dinh dưỡng tổng thể có trong sữa lại giảm đi.

Những thay đổi này sẽ không tốt cho em bé nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu nhịn ăn.

Cuối cùng, tác động của việc nhịn ăn đến lượng sữa và các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ ở mỗi người là khác nhau. Một số phụ nữ không gặp phải vấn đề gì khi nhịn ăn nhưng một số khác lại bị thiếu sữa và sữa không chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Làm thế nào để biết trẻ có đang được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết hay không? Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy đang có vấn đề không bình thường:

Bé ngủ li bìBé bú quá nhiều hoặc quá ít. Thời lượng mỗi lần bú mẹ sẽ thay đổi nhưng cần theo dõi và can thiệp khi bé đột nhiên bú quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường.Bé ít đi ngoài. Tần suất đi ngoài của bé cũng thay đổi theo thời gian nhưng cần theo dõi để phát hiện khi đột nhiên có sự thay đổi bất thường.Tã khô, nước tiểu sẫm màu hoặc màu nâu đỏ trong tã, đây là những biểu hiện cho thấy cơ thể bé bị thiếu nước.Bé không tăng cân

Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn quá ít trong thời gian cho con bú sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng chất dinh dưỡng mà trẻ được cung cấp từ sữa mẹ, đặc biệt là sắt, iốt và vitamin B12.

Tất nhiên, bạn vẫn có thể ăn uống cân bằng và lành mạnh trong những khoảng thời gian được ăn bình thường nhưng khi nhịn ăn gián đoạn thì việc bổ sung đủ chất cho cơ thể hàng ngày sẽ khó khăn hơn.

Như đã nói ở trên, một vấn đề khi nhịn ăn gián đoạn trong thời gian cho con bú là giảm lượng sữa. Nguyên nhân là do chế độ ăn ít calo và thiếu hụt dinh dưỡng hoặc lượng chất lỏng sẽ gây cản trở quá trình tạo sữa.

Mặc dù không phải lúc nào những vấn đề này cũng xảy ra khi nhịn ăn gián đoạn nhưng nếu bạn không may gặp phải thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để tăng lượng sữa.

Nếu nhịn ăn còn làm giảm thành phần dinh dưỡng trong sữa thì khả năng cao là cơ thể người mẹ cũng bị thiếu hụt dinh dưỡng và điều này sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến những vấn đề như thiếu máu do thiếu vitamin. Các triệu chứng gồm có mệt mỏi, khó thở, sụt cân và yếu cơ.

Cách nhịn ăn an toàn khi cho con bú

Luôn phải nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ thay đổi lớn nào trong chế độ ăn uống. Bác sĩ sẽ tư vấn những cách giảm cân an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và nguồn sữa cho con.

Nếu muốn thử nhịn ăn gián đoạn thì nên thực hiện một cách nhẹ nhàng hơn, rút ngắn thời gian nhịn ăn và giảm số lần nhịn ăn trong tuần. Ví dụ nếu chọn nhịn ăn gián đoạn 16/8 thì không nên nhịn liên tục 16 tiếng mà chỉ nên nhịn trong 14 – 15 tiếng hoặc ít hơn. Khi được ăn trở lại thì nên chọn những loại thực phẩm bổ dưỡng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả cơ thể mẹ và bé.

Liên quan: 6 cách phổ biến để thực hiện nhịn ăn gián đoạn

Các cách giảm cân khác khi đang cho con bú

Nhịn ăn gián đoạn không phải cách duy nhất để giảm cân. Bạn hoàn toàn có thể thử các phương pháp khác an toàn hơn khi đang cho con bú. Nên giảm cân từ từ và ổn định, không nên giảm quá 0.5kg một tuần.

Để giảm được mức này thì chỉ cần thực hiện một số điều chỉnh nhỏ trong chế độ ăn và thói quen hàng ngày, ví dụ như:

Ăn bằng bát đĩa nhỏ hơn để cắt giảm khẩu phần.Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp, đặc biệt là những thực phẩm có nhiều đường và chất béo.Ăn chậm để não bắt kịp tín hiệu no của dạ dày, nhờ đó ăn ít đi và no lâu hơnĂn thực phẩm tự nhiên, như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạtTăng thời gian tập thể dục hàng tuần lên 150 phút tập cường độ vừa (ví dụ như đi bộ hoặc đạp xe) hoặc 75 phút tập cường độ cao (như chạy bộ hoặc nhảy Zumba).Kết hợp tập cardio với 2 buổi tập tăng cơ một tuần, ví dụ như tập tạ hay tập body weight.

Tóm tắt bài viết

Tăng cân là điều không thể tránh khỏi khi mang thai và việc giảm cân sau khi sinh không phải chuyện dễ. Nhưng đừng vì thấy cân nặng mãi không giảm mà quá lo lắng.

Xem thêm: Cựu Trung Vệ Nguyễn Mạnh Dũng : Bóng Đá Việt Nam Còn Dưới Tầm Thái Lan

Tốt nhất vẫn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và kết hợp thói quen tập thể dục đều đặn để giảm cân an toàn, bền vững và tránh ảnh hưởng đến lượng sữa. Nếu bạn vẫn muốn nhịn ăn gián đoạn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *