TPO – Quá trình sập 2 nhịp cầu diễn ra chỉ khoảng 30 giây đến 1 phút. Anh Phạm Văn Hà- một công nhân lúc đóđang có mặt trên nhịp cầu bị sập, kể: “Đang yên lặng, tôi chợt thấy người rơi tõm xuống”.

*
Anh Phạm Văn Hà, người vừa may mắn thoát nạn. Ảnh : Sáu Nghệ

Khoảng 7 giờ 55 phút, đầu giờ làm việc, 2 nhịp cầu chính ở phía Bắc của cầu Cần Thơ đã sụp đổ. PV Tiền phong có mặt khi tai nạn vừa xảy ra, thấy một quang cảnh kinh hoàng.

Hai nhịp cầu đồ sộ nặng hàng nghìn tấn, nằm trên trụ cầu số 13, 14, 15 cao khoảng 24 mét trên bờ sông Hậu phía Vĩnh Long, mới hôm qua còn vươn giữa trời xanh hùng dũng, bây giờ gãy gục, nát vụn. Những công nhân sống sót kinh hoàng chạy túa ra. Cả công trình cầu Cần Thơ lập tức dừng lại để triển khai công tác cứu nạn.

Đang xem: Sập cầu cần thơ đang xây, hơn 200 người chết và bị thương

Hiện trường tai nạn dài khoảng 100m, toàn bộ nhịp 14 và nhịp 15, mỗi nhịp dài 40 m, rộng 26 m đã gãy gục xuống. Và chưa ai biết được lúc đó trên hai nhịp cầu sập có bao nhiêu người đang làm việc, bao nhiêu người còn sống mà mắc kẹt trong đống “xà bần” khổng lồ, bao nhiêu người đã bị đè nát xuống đất đen.

*
Hiện trường vụ sập cầu. Ảnh : Sáu Nghệ

Báo Tiền phong kêu gọi cứu trợ nạn nhân trongvụ sập cầu

Ban biên tập báo Tiền phong vừa quyết định gửi 30 triệu đồng cứu trợ tới gia đình một số công nhân bị nạn trong vụ sập cầu Cần Thơ thảm khốc xảy ra vào sáng nay, 26/9. Số tiền này sẽ được gửi tới tận tay gia đình các nạn nhân trong sáng mai.

Trước tai nạn thảm khốc và đau thương này, báo Tiền phong xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân và gia đình người thiệt mạng. Tiền phong kêu gọi tấm lòng hảo tâm của bạn đọc trong và ngoài nước hãy giúp đỡ ủng hộ thân nhân và gia đình những người công nhân nghèo không may gặp nạn.

Xem thêm:

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về :

Báo Tiền phong, 15 Hồ Xuân Hương, STK: 102010000017796 Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng – Hà Nội, Swift Code: ICBVUNVX 142, ĐT: 04.9434341.

Xin trân trọng cám ơn !

Gói thầu chính của dự án cầu Cần Thơ gọi là gói thầu số 2, làm thân cầu chính qua sông và cầu dẫn 2 bờ có tổng chiều dài 2.750m.

Nhà thầu chính của gói thầu số 2 là liên doanh Nhật Bản gồm Taisei, Kajima, Nippon Steel và các nhà thầu phụ là Cienco 6, Cienco 8, TDC, UTC, Bachi Soletan.

PV Tiền phong tìm hiểu được biết, nhịp số 14 đã đổ từ trước và xi măng đã khô cứng.

Nhịp số 15 mới chiều hôm trước, tức là chiều ngày 25/9 vừa đổ 200 m3 bê tông. Một kỹ sư giám sát công trình (xin không nêu tên) dự đoán cầu sập do lún trụ phụ.

Tức là trụ sắt dựng thêm ở giữa hai trụ chính cách xa nhau 40 m, để đỡ giàn giáo, trụ này bị lún kéo theo cả khối bê tông rất nặng bên trên mất ổn định và sinh ra sập đổ.

Tuy nhiên, một công nhân chứng kiến sự việc lại cho biết:

Sập đổ bắt đầu từ một góc của nhịp số 14, ở nơi gần với trụ số 13, làm cả khu vực rúng động khiến phần bê tông mới đổ được một ngày ở nhịp số 15 sụp theo. Sau đó, những phần còn lại mới sụp nốt.

Tức là sập từ 2 đầu vào giữa. Nhưng tại sao, nhịp số 14 đã được đổ bê tông trước, bê tông đã khô cứng lại bị sập đổ.

*
Anh Nguyễn Văn Sáu.Ảnh: Sáu Nghệ

PV Tiền phong gặp được anh Nguyễn Văn Sáu tự giới thiệu là làm việc cho “Cty Vĩnh Thịnh 2”, tức là làm công khoán cho Cty TNHH Cơ khí Xây dựng Vĩnh Thịnh nên anh tự gọi như thế.

Anh Sáu phụ trách mặt sàn trượt, tức là mặt sàn dùng để đổ bê tông mặt cầu, cứ đổ một đọan 7m, bê tông đông cứng lại di chuyển mặt sàn đi để đổ bê tông đoạn tiếp theo.

Anh Sáu cho biết: Khi đổ xong lớp bê tông bên dưới, đổ lên lớp bê tông bên trên để tạo thành “mặt cầu hộp”, cách nay khoảng 10 ngày anh phát hiện lớp bê tông bên dưới có một vết nứt dài chừng 10m, nơi nứt rộng nhất khỏang 1mm.

Anh đã báo cáo với cán bộ kỹ thuật nhưng cán bộ kỹ thuật bảo do kéo mặt sàn hơi sớm nên có vết răn như vậy, không đáng lo. Phải chăng đây là một nguyên nhân gây nên thảm họa?

Quá trình sập 2 nhịp cầu, theo những người chứng kiến, diễn ra chỉ khoảng 30 giây đến 1 phút. Anh Phạm Văn Hà kể: “Đang yên lặng, tôi chợt thấy người rơi tõm xuống”.

*
Chị Huỳnh Thị Thủy.Ảnh: Sáu Nghệ

Nhờ trời, anh và cả nhóm công nhân của anh chỉ bị xây xát nhẹ. Còn anh Đỗ Văn Xê – Công nhân của Cty TNHH Cơ khí Xây dựng Vĩnh Thịnh – lúc ấy đang làm việc ở bộ phận đúc hẫng nhịp 130 m, kế bên nhịp cầu sụp đổ kể:

“Tôi mới nhìn sang, thấy người làm việc như kiến rồi chợt thấy rung động dữ dội. Lúc đầu tôi tưởng tháp treo cáp bị gãy phần trên nhưng nhìn lên vẫn nguyên vẹn, nhìn sang trở lại thì hai nhịp cầu bên cạnh biến mất rồi. Khiếp quá”.

Xem thêm:

Rất nhiều người có chồng, con, anh em “biến mất” sau vụ tai nạn, đang cạn nước mắt trong hy vọng mong manh. Chị Huỳnh Thị Thủy ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long) kể trong nước mắt:

“Chồng tôi là Đặng Văn Bảy làm ở cầu đã mấy năm, sáng nay vừa lên chỗ này. – Chị Thủy chỉ đống “xà bẩn” khổng lồ trước mặt – …và bây giờ mất rồi”.

PV Tiền phong hỏi, chồng chị làm lương tháng bao nhiêu? Chị Thủy nghẹn ngào: “Lương tháng được hơn triệu đồng”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *