Một tàu hải cảnh của Trung Quốc thách thức hoạt động thăm dò dầu khí mới của Malaysia ở Biển Đông, ở ngoài khơi bang Sarawak từ đầu tháng 6.2021, theo Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI).

Đang xem: Dàn khoan hd 981 của trung cộng đã bốc cháy dữ dội ngoài biển đông

*

Hình ảnh cho thấy tàu hải cảnh CCG 5303 của Trung Quốc và xà lan Sapura 2000 của Malaysia tại mỏ khí Kasawari ở Biển Đông – AMTI
Hình ảnh cho thấy tàu hải cảnh CCG 5303 của Trung Quốc và xà lan Sapura 2000 của Malaysia tại mỏ khí Kasawari ở Biển Đông
Theo bài phân tích đăng trên website của AMTI, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) ngày 7.7, căng thẳng liên quan diễn biến xung quanh mỏ khí Kasawari, được phát hiện lần đầu vào năm 2011 và được khai thác trong nhiều năm qua.
Cụ thể, từ ngày 19-24.5.2021, Tập đoàn Petronas của Malaysia dùng 6 tàu kéo để vận chuyển vật liệu đến cảng Miri thuộc Sarawak để chuẩn bị cho việc lắp đặt một giàn khoan tại Kasawari.
Đến ngày 1.6, ngay trước khi công việc lắp đặt tại Kasawari được bắt đầu,16 máy bay quân sự Trung Quốc bay tiếp cận khu vực cách Sarawak 60 km ở Biển Đông. Malaysia lập tức cho chiến đấu cơ xuất kích sau khi các máy bay quân sự Trung Quốc phớt lờ liên lạc.

Xem thêm:

Sau đó, dữ liệu theo dõi tàu từ nhà cung cấp Marine Traffic cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 5403 hoạt động ở khu vực vào ngày 4.6, khi một xà lan đặt đường ống thuộc công ty Sapura Energy (Malaysia) đến Kasawari cùng nhiều tàu hỗ trợ. Sapura Energy đã ký hợp đồng lắp đặt thiết bị đầu giếng và phần nổi của giàn khoan tại Kasawari.
Dữ liệu từ hệ thống thông tin tự động (AIS) của tàu CCG 5403 cho thấy tàu này hoạt động trong phạm vi gần Sapura 2000, gần như ngay sau khi Sapura 2000 đến Kasawari, dù có sự hiện diện của tàu hải quân Malaysia Bunga Mas Lima. Vào ngày 3.7, Sapura 3000 cùng Sapura 2000 lắp đặt giàn khoan tại Kasawari. Dữ liệu AIS ngày 5.7 cho thấy CCG 5303 rõ ràng cản trở hoạt động đó, chạy qua cách Sapura 3000 khoảng 365 m và cách một trong những tàu hỗ trợ của tàu Malaysia này hơn 180 m, theo AMTI.
Đến ngày 7.7, các tàu CCG 5303, Sapura 2000, và Sapura 3000 vẫn còn hiện diện tại Kasawari. AMTI không quan sát hoạt động khác của giới công lực hay quân đội Myanmar sau khi tàu Bunga Mas Lima rút khỏi khu vực hồi tháng 6.

Xem thêm:

Đây là ít nhất lần thứ 3 kể từ tháng 4.2020 tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối hoạt động khai thác năng lượng của Malaysia ở Biển Đông, theo AMTI. “Tình trạng này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh tiếp tục thách thức hoạt động dầu khí của các nước láng giềng ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của những nước đó. Và cuộc tuần tra (của 16 máy bay quân sự Trung Quốc), có thể không phải là sự trùng hợp, cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng gây ra leo thang song song nhằm gây sức ép để các bên tranh chấp khác rút lui”, AMTI bình luận.

*

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấuTối thiểu 10 chữKhông chứa liên kết

T&T Group tặng Hà Nội 1 triệu bộ kit xét nghiệm PCR Covid-19

Gameloft lan tỏa sức mạnh đồng lòng, ủng hộ bệnh nhân Covid-19

Hỗ trợ 50% học phí toàn khóa cho sinh viên có người thân là y, bác sĩ

Chăm sóc khối cơ ở người lớn tuổi: Bắt đầu từ dinh dưỡng cân bằng

HDBank và Proparco dành 50 triệu USD phát triển các dự án xanh tại Việt Nam

Sản phẩm dinh dưỡng Hanie Kid 2+: Giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao sau 2 tháng

100.000 lọ thuốc đặc trị Covid-19 đã về đến Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *