Trong bất kỳ quá trình nào, để đạt được đúng mục tiêu đã đề ra và đảm bảo việc thực hiện diễn ra theo đúng quy trình đã xây dựng thì hoạt động giám sát đóng vai trò vô cùng quan trọng. Định nghĩa giám sát là gì, đặc trưng của giám sát và quy định của pháp luật về cơ chế giám sát giữa cơ quan chức năng với công dân như thế nào? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đang xem: định nghĩa giám sát là gì

*

Định nghĩa giám sát là gì?

1. Căn cứ pháp lý

2. Định nghĩa giám sát là gì?

Giám sát là một cụm từ được giải thích trong một số từ điển. Theo Từ điển tiếng Việt, Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, Giám sát là một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó.

Giám sát theo giải thích tại Từ điển Nghiệp vụ phổ thông của Viện Khoa học Công an là dùng lực lượng công an hoặc quần chúng để trực tiếp quan sát, theo dõi tại chỗ các biến động của đối tượng theo yêu cầu cụ thể.

Còn theo Từ điển Luật học, Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh.

Như vậy, định nghĩa giám sát là gì được giải thích trong nhiều tư liệu khác nhau, nhưng nhìn chung giám sát được hiểu là sự theo dõi, quan sát một sự việc, hành động

3. Đặc điểm của giám sát là gì?

Từ khái niệm giám sát là gì, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của giám sát như sau:

Giám sát là sự theo dõi, quan sát một cách chủ động, trực tiếp, thường xuyên, liên tục của chủ thể giám sát đối với đối tượng giám sát. Trong hoạt động giám sát, phạm vi, nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp giám sát cần phải xác định rõ một cách cụ thể trong từng thời điểm, thời gian mà không có hoạt động giám sát một cách chung chung, hình thức. Chính vì vậy mà không có hoạt động tự giám sát, chỉ có hoạt động tự kiểm tra.Giám sát nhằm mục đích chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của các đoàn thể chính trị – xã hội,… được chấp hành nghiêm túc, đúng quỹ đạo, mục tiêu, yêu cầu đã được xác định từ trước và có kết quả.Giám sát phải do một tổ chức tiến hành hoặc cá nhân được tổ chức có thẩm quyền phân công theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định của từng loại hình tổ chức.Thông qua giám sát, chủ thể giám sát có thể xem xét, nhận xét, đánh giá về đối tượng, nội dung giám sát. Từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm; kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, nặng hơn là áp dụng các biện pháp xử lý, xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

4. Hoạt động giám sát được quy định như thế nào?

4.1. Giám sát giữa các cơ quan có thẩm quyền và giám sát công dân

Một số hoạt động giám sát điển hình giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong việc giám sát công dân được thể hiện như sau:

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thị hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Xem thêm: Cách Tạo Trò Chuyện Nhóm Trên Facebook, Cách Để Tạo Nhóm Chat Trên Facebook

Hội đồng dân tộc thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

Như vậy, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng thực hiện hoạt động giám sát chặt chẽ lẫn nhau, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng trong xã hội, tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn của bất kỳ cơ quan nào; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm nếu có.

Hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước với công dân cũng là một trong những hoạt động thiết yếu để bảo đảm an ninh trật tự xã hội và sự vận hành ổn định của đất nước.

4.2. Giám sát của công dân đối với cơ quan nhà nước

Nếu như chỉ tồn tại hoạt động giám sát giữa các cơ quan nhà nước và giám sát đối với công dân thì sẽ là một sự áp đặt và không công bằng. Do đó, pháp luật quy định công dân cũng có quyền được giám sát cơ quan công quyền trong phạm vi nhất định.

Xem thêm: Tổng Thống Brazil Nhiễm Ncov, Tổng Thống Brazil Bị Điều Tra Vì Nói ‘Vắc

Theo đó, giám sát là quyền của nhân dân, của tổ chức xã hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Ngược lại, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chịu sự giám sát của cử tri. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; Công đoàn giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,…

Trên đây là những quy định pháp lý về định nghĩa giám sát là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về định nghĩa giám sát là gì và các vấn đề khác có liên quan. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *