Lễ dạm ngõ tại Miền Bắc thường diễn ra đơn giản, tuy nhiên vẫn cần phải tuân theo một số trình tự nhất định. Tìm hiểu thủ tục dạm ngõ Miền Bắc trong bài viết này.

Đang xem: Dạm ngõ cần những gì

Trong thủ tục kết hôn theo truyền thống của người Việt, thì lễ dạm ngõ được coi như khởi đầu của mọi khởi đầu. Tuy nhiên thủ tục dạm ngõ ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau. Bạn sắp cùng người ấy về chung một nhà, bạn đang băn khoăn chưa biết các thủ tục dạm ngõ miền Bắc như thế nào? Hãy cùng MIMOSA đi giải đáp các thắc mắc trên bạn nhé!

*

 

Mục lục

1 Dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ2 Thủ tục dạm ngõ miền Bắc gồm những gì2.3 2.3. Chuẩn bị về trang phục

Dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

 

1.1. Dạm ngõ là gì

Dạm ngõ hay một số nơi còn gọi là bỏ ngõ, nói chuyện người lớn, đám nói, xem mặt. Vậy dạm ngõ là gì? Dạm ngõ chính là thủ tục, nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ dạm ngõ cũng nhằm chính thức khẳng định mối quan hệ hôn nhân sau này của cặp đôi. 

*

1.2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Dạm ngõ là một trong ba lễ quan trọng trong nghi thức cưới hỏi của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng được lưu giữ lại đến nay. Nghi thức cưới hỏi gồm: dạm ngõ – đám hỏi – đám cưới. Ngày nay, lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. 

Qua một thời gian hẹn hò, khi cả hai bạn nam nữ đã sẵn sàng cho một bước tiến mới, bước tiến đến hôn nhân. Lúc này đại diện nhà trai sẽ mang lễ vật đến thăm gia đình nhà gái để xin cho đôi bạn trẻ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến chuyện trăm năm. 

*

Thủ tục dạm ngõ hiện được giản tiện đi rất nhiều nghi thức tuy nhiên về cơ bản lê này vẫn giữ được sự trang trọng, ý nghĩa và không làm mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó. 

 

Thủ tục dạm ngõ miền Bắc gồm những gì

 

2.1 Chuẩn bị về thời gian

Để buổi lễ dạm ngõ diễn ra được thuận lợi và suôn sẻ, thì cả hai bên gia đình cần có sự chuẩn bị chu đáo về tất cả mọi mặt. Không chỉ riêng người miền Bắc mà cả miền Trung, Nam thủ tục dạm ngõ đều được tổ chức một cách khá đơn giản, linh hoạt và không tuân theo một thủ tục nghiêm ngặt nào. Chính vì lối suy nghĩ hiện đại này mà đối với một số nhà việc xem ngày để tiến hành lễ dạm ngõ cũng không quá cầu kỳ, họ sẽ chọn một ngày phù hợp và thuận tiện nhất cho cả đôi bên gia đình (thông thường là ngày nghỉ lễ hay cuối tuần).

*

Bên cạnh đó, với một số gia đình cẩn thận, kỹ tính thì việc lựa chọn ngày lành, tháng tốt để tiến hành buổi gặp mặt này cũng được quan tâm, xem xét, tính toán một cách chỉn chu đấy nhé. Thông thường, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra trước lễ ăn hỏi và đám cưới khoảng 2 đến 3 tháng, để cho hai bên gia đình có thời gian chuẩn bị lễ tiếp theo là ăn hỏi và đám cưới. 

*

Mimosa muốn mách nhỏ hai bạn là khi chọn thời gian tổ chức lễ dạm ngõ cần có sự thỏa thuận trước của hai bên gia đình, khi đó đôi bên cùng có điều kiện chuẩn bị chu đáo, chắc chắn sẽ làm cho buổi lễ diễn ra một cách thuận lợi nhất. Hơn nữa, để có được một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi việc xem ngày dạm ngõ không phải là yếu tố quyết định, mà quan trọng hơn cả vẫn chính là đôi bên nên dành thời gian tìm hiểu thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình, để có cách ứng xử phù hợp. 

2.2. Chuẩn bị về địa điểm

Trong lễ dạm ngõ, gia đình nhà trai sẽ thăm và mang lễ vật sang nhà gái vì thế nhà gái cần chuẩn bị địa điểm đón tiếp chu đáo. Việc chuẩn bị địa điểm đón tiếp cũng thể hiện được sự tôn trọng của gia đình nhà gái đối với nhà trai. Hơn nữa, địa điểm gặp mặt cũng chính là ấn tượng đầu tiên của nhà trai dành cho nhà gái. Vì thế trước khi lễ dạm ngõ diễn ra nhà gái cần dành thời gian dọn dẹp, sắp xếp, thậm chí là sơn sửa lại nhà cửa sao cho sạch sẽ, gọn gàng nhất bạn nhé. 

*

Một nơi mà nhà gái nên đặc biệt chú ý đến đó là lau dọn bàn thờ tổ tiên và bày mâm quả đầy đủ theo phong tục, Theo quan niệm của người miền Bắc việc làm này cũng có ý nghĩa là mời ông bà, tổ tiên về dự lễ dạm ngõ cùng hai gia đình. Bên cạnh đó, một nghi lễ được thực hiện trong buổi lễ dạm ngõ đó là chú rể sẽ cùng cô dâu tương lai thắp hương lên bàn thờ gia tiên của nhà gái vì thế việc dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ cũng là một việc làm không thể bỏ qua bạn nhé!

2.3. Chuẩn bị về trang phục

Đây là buổi lễ khá trang trọng và gây ấn tượng đầu tiên đối với họ hàng hai bên của cả cô dâu và chú rể tương lai. Vì thế, tiêu chí chung là mọi người nên chọn trang phục không chỉ đẹp mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với nhau của của cả hai nhà.

 

Trang phục của bạn nữ

 

Trong buổi dạm ngõ, bạn nữ sẽ là nhân vật nhận được nhiều sự quan tâm nhất vì thế bạn có thể chọn mặc áo dài, váy hoặc quần áo sao cho thật phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nữ cũng nên chọn cho mình tone trang điểm nhẹ nhàng. Tuy không nhất thiết phải ra ngoài trang điểm nhưng theo Mimosa bạn không nên để mặt mộc tiếp khách, nhìn sẽ thiếu sức sống và không được tươi tắn. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chú ý đến phong thái, cách đi lại của mình nữa đấy!

Trang phục của bạn nam

Bạn nam cũng là người được chú ý nhiều của buổi lễ vì thế bạn cũng nên quan tâm tới trang phục của mình trong buổi chạm ngõ. Tuy nhiên, bạn không cần đầu tư quá nhiều đâu, theo Mimosa tư vấn thì có lẽ phù hợp nhất bạn nên chọn sơ mi trắng thắt cà vạt kết hợp cùng quần tây, chắc chắn nhìn bạn sẽ rất lịch sự và bảnh bao đấy.

*

 

Người thân trong gia đình

 

Đối với những người thân tham dự dạm ngõ thì vẫn lấy tiêu chí lịch sự, sang trọng, phù hợp với gia cảnh nhà thông gia tương lai để lựa chọn trang phục bạn nhé!

2.4. Chuẩn bị về đồ ăn, nước uống

Tuy các thủ tục ngày dạm ngõ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng các bạn nữ cũng nên có sự chuẩn bị đầy đủ về trà nước và đồ ăn. Người xưa quan niệm khách đến nhà không trà thì nước vì thế trà là thứ bạn không thể quên, bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị thêm ít bánh kẹo và một ít hột hạt,… nữa nhé! 

Ngoài ra, để tình cảm thêm gắn kết nhiều gia đình nhà gái cũng chuẩn bị mâm cơm để mời nhà trai tham dự ngay cuối buổi dạm ngõ. Một lưu ý nhỏ đối với các bạn là cơm không nên quá cầu kỳ kiểu như mâm cao cỗ đầy, nhưng không quá đơn giản. Bởi qua mâm cơm ngoài việc thể hiện năng lực nữ công gia chánh của nhà gái, đồng thời cũng phần nào thể hiện được thói quen, nề nếp sinh hoạt hàng ngày của gia đình nhà gái đấy!

*

2.5. Chuẩn bị về lễ vật dạm ngõ

Người Việt ta có truyền thống “ miếng trầu là đầu câu chuyện”, do đó lễ vật đầu tiên trong thủ tục dạm ngõ miền Bắc không thể thiếu trầu cau. Do đó, trầu cau trong dạm ngõ cũng là một lễ vật quan trọng mà gia đình nhà trai cần chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang sang nhà gái. Đồng thời, lễ vật trầu cau cũng ngầm coi là lời hứa hẹn là tín vật hôn nhân của đôi bạn trẻ. 

Bên cạnh đó, nhà trai cũng có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như hoa quả, bánh kẹo, trà rượu,…. Việc chuẩn bị lễ vật dạm ngõ khiến bạn gặp không ít khó khăn, tuy nhiên hiện nay, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ chuẩn bị lễ vật dạm ngõ trọn gói tại một số studio áo cưới đấy.

Xem thêm:

*

Khi chuẩn bị lễ dạm ngõ bạn cũng nên chú ý tới số đồ lễ. Theo thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc thì số đồ vật trong lễ vật thì phải là con số chẵn. Phong tục truyền thống này bắt nguồn từ quan niệm khởi đầu cho việc hôn nhân đại sự, mọi thứ cũng phải có đôi, có cặp.

2.6. Chuẩn bị về thành phần tham dự

  Lễ dạm ngõ thực chất chỉ là buổi gặp mặt thân mật mang tính chất hai gia đình nên thành phần tham dự cũng không cần quá nhiều người. Gia đình bạn nên bàn bạc, sắp xếp tối đa khoảng 5 đến 7 người đại diện mỗi bên gia đình là phù hợp.Thành phần không thể thiếu là bố mẹ của hai bạn, ngoài ra còn có thể là ông bà nội ngoại. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn người có lời ăn tiếng nói, hiểu biết về thủ tục cưới hỏi trong gia đình, dòng họ như chú, bác, cô, dì,…để đại diện tham dự buổi dạm ngõ.

*

Tuy nhiên, thường thì nhà trai sẽ có ít người tham dự hơn vì họ là khách còn nhà gái có thể đông hơn để thực hiện nhiệm vụ đón tiếp được chu đáo hơn. Bên cạnh, những thành viên trong gia đình, hai bạn cũng có thể mời thêm một vài người bạn thân thiết để các bạn nhất là cô dâu thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn.

Để mọi việc diễn ra theo mong muốn của hai nhà, thì gia đình hai bên nên có lời mời trước tới người đại diện, đồng thời thông báo cụ thể ngày giờ của buổi lễ để mọi người chủ động sắp xếp công việc của mình bạn nhé!

*

 

Trình tự của buổi dạm ngõ

 

Theo đúng ngày giờ đã lên theo kế hoạch, đoàn đại biểu gia đình nhà trai cùng trầu cau và lễ vật sẽ di chuyển tới nhà gái. Đầu tiên, sẽ là màn giới thiệu các thành viên tham dự buổi lễ của gia đình hai bên. Tiếp theo, người đại diện họ nhà trai phát biểu ý kiến, nêu lý do đến nhà gái, sau đó là màn trao tráp dạm ngõ và xin phép để hai bạn được chính thức đi lại và tính đến chuyện cưới xin của đôi bạn trẻ. 

Sau lời phát biểu của phía nhà trai, đại diện nhà gái sẽ cảm ơn, đồng ý lời đề nghị của nhà trai và nhận lễ vật. Bước tiếp theo là bố mẹ của bạn gái sẽ dâng lễ vật dạm ngõ lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời hai bạn sẽ thực hiện nghi lễ thắp hương, theo quan niệm truyền thống của người miền Bắc thì nghi lễ này nhằm mục đích để chú rể tương lai ra mắt tổ tiên nhà gái. Đồng thời việc thực hiện nghi lễ này cũng có ý nghĩa cầu mong sự chứng giám và phù hộ của tổ tiên cho chuyện trăm năm của hai bạn được tốt đẹp.

Xem thêm: Tương Thông Tâm Linh Tương Thông Là Gì ? Biểu Hiện? Tâm Linh Tương Thông

*

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng cũng được hai bên bàn bạc tới. Đó là các thủ tục, yêu cầu và thời gian dự kiến diễn ra đám hỏi, đám cưới đấy nhé. 

Như vậy, với các thủ tục dạm ngõ miền Bắc khá ngắn gọn, vì thế thời gian buổi lễ diễn ra chỉ khoảng chưa đầy một tiếng. Theo sự thống nhất từ trước, tùy theo điều kiện gia đình nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dự một bữa cơm thân mật. 

 

Cần lưu ý gì trong lễ dạm ngõ

 

Thủ tục trong lễ dạm ngõ là những bước khởi đầu cho chuyện trăm năm của đội bạn trẻ. Vì thế, để có một khởi đầu tốt đẹp bạn cần lưu ý một vài điểm quan trọng sau:

Không nên nhờ những người có tang làm người đại diện tham dự buổi lễ dạm ngõ.

Nếu bố hoặc mẹ của cô dâu, chú rể đã mất bạn có thể nhờ người lớn tuổi trong dòng họ như cô dì, chú bác, … làm người đại diện ở buổi lễ.

Trong bất cứ buổi lễ trọng nào, người miền Bắc đều kiêng kị đổ vỡ, bởi vì họ quan niệm đây là điềm xấu, báo trước một kết quả không mấy tốt đẹp. Vì thế, trước khi buổi lễ diễn ra bạn nên có ý sắp xếp những đồ dùng dễ vỡ thật gọn gàng, ngăn nắp, tránh điều không mong muốn xảy ra bạn nhé! 

*

Cuối cùng, Mimosa hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hình dung được thủ tục lễ dạm ngõ cần những gì và cần chuẩn bị như thế nào. Tuy nhiên, không có một kịch bản có sẵn nào dành cho buổi lễ dạm ngõ của bạn cả mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn có thể dựa vào gợi ý của chúng tôi, để linh hoạt thực hiện một buổi lễ dạm ngõ dành cho riêng cho hai bạn nhé! Chúc hai bạn thật vui và hạnh phúc! Chúc cho buổi lễ dạm ngõ của bạn thành công tốt đẹp!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *