Hướng dẫn Đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng chí” kể lại câu chuyện mà huannghe.edu.vn mang đến cho các em dưới đây chính là một bài học vô cùng bổ ích. Các em hãy tham khảo để biết được cách làm văn hay và đặc sắc nhất cho mình.

Đang xem: Chuyển bài thơ đồng chí thành văn xuôi bằng ngôi thứ 3

Đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng chí” kể lại câu chuyện là một đề bài cũng khá hóc búa đối với học sinh. Bởi để làm được đề này các em cần phải hiểu được rất nhiều kiến thức trong bài từ đó mới có thể đóng vai nhân vật và kể lại câu chuyện được. Hãy tham khảo có chọn lọc các bài viết dưới đây để hoàn thành bài viết tốt nhất.

Nội dung bài viết

Đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng chí” kể lại câu chuyện – Bài làm 1

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Chắc chắn đây đã là một câu thơ hay và gợi đầy ấn tượng trong kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc. Để có thể làm nên được chiến thắng Điện Biên thì bộ đội ta phải trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả. Tôi còn nhớ như nguyên thời giant ham gia trận đấu ác liệt cùng đồng đội để bảo vệ quê hương năm nào.

Khi nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ thì tôi cùng nhiều thanh niên khác hăm hở lên đường đi đánh giặc để bảo vệ non sông. Đối với chúng tôi khi đó được cầm súng, được trở thành một người lính thực sự là một niềm vui lớn khôn kể xiết được. Tôi vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc lắm. Khi đó thì tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ở trong đơn vị tôi được biết đến có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi. Những người lính chúng tôi xuất thân từ những vùng quê nghèo và như thế chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết của nhau. Có thể nói rằng điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người ra sao.

Thực sự những người nông dân mặc áo vải, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc như chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối. Thế nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi được. Khi đó thì tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc và bảo vệ non sông.

Đi lên Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc, ở đó nổi tiếng với những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ. Chỉ cần mỗi khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh và cảm thấy thật kinh khủng. Tôi dám chắc rằng nếu ai mà trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, còn bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó thật khó chịu. Hoàn cảnh khó khăn, khi đó đa số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc, hi sinh vì bom đạn. Những người lính đi hành quân và hoàn cảnh thì khó khăn, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung và chúng tôi vẫn cảm nhận được hơi ấm, tình đồng chí, đồng đội thật keo sơn biết bao nhiêu.

Xem thêm:

Chính từ những cái thiếu thốn, cái khó khăn như thế đã khiến cho những người lính chúng tôi như càng dễ dàng cảm thông và thấu hiểu cho nhau thật nhiều. Khi cuộc kháng chiến nổ ra, trong những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế nữa. Thế nhưng cũng chính trong những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, thêm với đó chính là cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn, vượt qua gian khó. Rồi tôi còn nhớ lắm có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, chưa hết, chân không giày còn cái rét như cắt da, cắt thịt càng khiến cho cuộc hành quân càng lúc càng khó khăn gấp bội.

Thế rồi cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Thế rồi có bao nhiêu hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn cho vơi bớt đi sự cô đơn. Được ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, tôi cảm nhận thấy được khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trông vô cùng trữ tình hiếm có. Khi màn đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần khiến cảnh rừng Việt Bắc như đẹp hẳn lên.

Khi cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng cứ mỗi lần ngồi nhớ lại những năm tháng ấy, thực sự trong tôi dâng lên một niềm xúc động không thể nào tả được hết. Đối với tôi thì chính tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến cho dân tộc.

*

Đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng chí” kể lại câu chuyện

Đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng chí” kể lại câu chuyện – Bài làm 2

Đối với những người lính cách mạng như chúng tôi thì chắc không bao giờ có thể quên được những năm tháng gian lao chống thực dân Pháp. Quên không được là do những nỗi vất vả, đau thương, mất mát đã gây ra bởi chiến tranh, và cũng không thể quên tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. Tình đồng chí một niềm tự hào để cho tôi nhớ về, kể về khi nhắc đến chín năm kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Tôi vốn là một người nông dân xuất thân từ miền núi trung du khô cằn, “ đất cày lên sỏi đá”. Cả đời tôi chưa bao giờ có cơ hội bước ra khỏi lũy tre làng nên tầm nhìn còn thiển cận cứ nghĩ rằng một đời sẽ sống an bình nơi chốn làng quê thanh tịnh. Thế nhưng tất cả sự bình yên của làng tôi nói riêng và cả nước nói chung đã bị phá tan bởi tiếng súng của bọn Pháp tàn ác. Bọn giặc xâm lấn giày xéo tổ quốc ta, khinh thường nhân dân ta. Được Cách mạng giác ngộ, theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, nhiều người nông dân áo vải như tôi đã khăn gói lên đường chiến đấu. Ruộng nương thì gửi cho bạn thân cày,gian nhà xiêu vẹo cũng mặc cho gió lung lay. Người nông dân thời bấy giờ dù một chữ bẻ đôi cũng không có nhưng mang nhiệt tình cách mạng và lòng yêu nước thiết tha.

Xem thêm:

Lúc nhập ngũ, tôi đã gặp được nhiều người cùng cảnh ngộ với mình. Có một đồng đội cũng là gốc nông dân nghèo khổ như tôi. Quê anh thuộc vùng ven biển “ nước mặn đồng chua”, quanh năm làm lụng vất vả cũng túng thiếu, nghèo khổ . Sự tương đồng về cảnh ngộ khiến chúng tôi càng gắn bó với nhau hơn. Những tháng ngày chiến đấu, cùng chung chiến hào “ súng bên súng, đầu sát bên đầu”, rồi cả những đêm rét chung chăn đã khiến chúng tôi hiểu rõ hoàn cảnh của nhau hơn thành đôi tri kỉ. Tôi nhớ hoài lời anh tâm sự:

-Anh biết không, nơi quê nhà tôi còn cha già,mẹ yếu, vợ dại con thơ.. Nói là mặc kệ, gát lại tất cả để lên đường chiến đấu nhưng tôi nhớ quê làng với giếng nước gốc đa sân đình, gia đình, bạn bè. Chao ôi, nhớ quá!

Lời của anh cũng là lời của tôi , của bao người lính chống Pháp. Anh ơi, tôi cũng thương nhớ lắm quê nhà lắm chứ, nhưng đất nước có chiến tranh thì làm sao đành lòng sống yên phận cho riêng mình. Bác Hồ đã nói bọn giặc rất dã man, ta nhân nhượng chúng càng lấn tới, hạnh phúc cá nhân không còn khi đất nước bị xâm lăng. Rồi tôi cũng sẻ chia với anh những nỗi niềm thầm kín. Tình đồng đội của chúng tôi gắn liền với lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do dân tộccùng đứng chung hàng ngũ cách mạng.. Lúc đó chúng tôi gọi nhau là đồng chí. Ôi, hai tiếng đồng chí thật thật thiêng liêng, nói lên được sự gắn bó của chúng tôi rất nhiều trong cuộc đời người lính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *