Gốc hoa hồng Đà Lạt là loại hoa hồng đã quá tuổi, không có khả năng cho bông năng xuất được nữa nên được chuyển đổi qua sản phẩm trồng kiểng.

Đang xem: Cây giống hoa hồng đà lạt

*

Gốc hoa hồng Đà Lạtlà loại hoa hồng đã quá tuổi, không có khả năng cho bông năng xuất được nữa nên được chuyển đổi qua sản phẩm trồng kiểng.

Ưu điểmlà gốc to dễ trồng, cây nhanh ra hoa, trồi mập

Nhược điểm:Tuổi thọ của cây kém bền, kỹ thuật chăm sóc khó hơn khi cây còn trong độ tuổi sản xuất.Cây giống hoa hồng Đà Lạt có nguồn gốc là giống hồng thân bụi Hà Lan được ươm trồng tại Đà Lạt, cây cho hoa màu cam, bông to, bụi lớn cao từ 75 cm – 1,5m. ra hoa vào tất cả các mùa trong năm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng

Chuẩn bị đất:

Chọn đất nơi cao ráo không bị ngập úng, bằng phẳng, tơi xốp. Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây, rễ cây trên ruộng. Sau đó cày sâu 30 – 45cm, bừa kỹ 2 lần, bón vôi, xử lý đất kết hợp bón lót phân chuồng huoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân trùn quế, lân khi làm đất lần cuối.

Xem thêm:

Đánh luống: Trồng hàng đôi thì đánh luống 1,3m (rãnh 30cm), còn trồng hàng đơn thì đánh luống 70cm. Luống hình chóp nón, cao 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.

Note: Đối với người trồng hoa hồng trong chậu chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất giàu mùn.

Hình ảnh mô phỏng kỹ thuật trồng

*

Hình ảnh cây hoa hồng rễ trần

Lưu ý: sau khi mua cây giống tại shop về mọi người nhớ thay bỏ đất trong bầu và trồng cây sang nền đất mới

*

Đất trồng cây hoa hồng tốt nhất là đất có tỉ lệ đất cát phù sa 30% và 40% đất thị còn lại là đất mùn, trong trường hợp không có đất như mong muốn, mọi người có thể tăng tỉ lệ mùn lên nhằm cải thiện cho đất tơi xốp và thoáng khí.

Xem thêm:

*

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng Đà Lạt nói chung cũng giống với việc trồng các loại hoa hồng khác, khi mọi người mua cây giống của cửa hàng về thì việc đầu tiên là thay đất mới cho cây, đồn thời trồng ra đất một thời gian (khoảng từ 3 – 6 tuần) để cho cây phục hồi sau đó sẽ đánh gốc vào chậu, để có chậu hoa hồng đà lạt đẹp còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật chăm cây của từng người. Tuy nhiên hoa hồng là loại cây dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, và dễ chăm sóc nên việc chăm cây cũng không khó lắm.Trước khi đặt cây hồng vào hố đất trồng, thì nên bỏ một ít phân bón NPK công thức lân (P) cao (khoảng 200gram/ hố), đồng thời bổ sung phân chuồng chất hữu cơ đã phân hủy (sử dụng phân bò, phân dê là tốt nhất)

*

Giai đoạn tiếp theo sau khi đặt gốc hồng vào hố trồng thì tiến hành lấp đất.Lưu ý nên làm luống hoặc tạo một gò đất tương đối cao hơn mặt bằng để trồng hoa hồng (hình ) để tránh tình trạng cây hoa hồng bị ngập úng nước trong giai đoạn mới trồng cây có thể bị chế hoặc hỏng bộ rễ.

*

Tiếp theo sau đó là công đoạn tưới nước cho cây.Thông thường hoa hồng là cây có khả năng chống chịu nắng tốt, do vậy việc tưới nước cho cây cũng không có gì là vất vẻ, tuy nhiên trong 3 tuần đầu tiên sau khi trồng mọi người nên tưới nước thường xuyên với khoảng cách 2 ngày tưới một lần, thời gian tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.Lưu ý: Không nên tưới cây vào buổi tối vì điều đó làm tăng khả năng phát triển nấm bệnh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *