Tình trạng tranh cãi, phạt oan, thậm chí kiện ra tòa giữa các chủ doanh nghiệp vận tải, người lái xe và cảnh sát giao thông vẫn thường diễn ra khi xử lý vi phạm. Vậy đâu là nguyên nhân?

Do dùng không đúng từ ngữ

Pháp luật giao thông đụng chạm đến tất cả mọi người trong đời sống. Thực ra nó đơn giản, rõ ràng, nếu ta hiểu thống nhất các từ ngữ về khối lượng xe và nắm vững ý nghĩa của chúng.

*

Pháp luật giao thông đụng chạm đến tất cả mọi người trong đời sống

Một xe tải thông thường có 6 thông số khối lượng, đều đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) và được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 3 thông số. Nhóm 1 gồm 3 thông số cố định được ghi trong Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật do Đăng kiểm cấp: Trọng tải, Khối lượng bản thân và Tổng khối lượng cho phép.

Trọng tải (ký hiệu là KL1) là khối lượng lớn nhất mà xe có thể chở được hay còn gọi là khối lượng chở lớn nhất cho phép. Nó được ấn định từ đầu bởi nhà chế tạo, khi thiết kế mới hoặc khi cải tạo xe. Ví dụ nói: xe tải 5 tấn, xe con 5 chỗ, xe khách 42 chỗ… đó là trọng tải hay sức chở của một phương tiện, không phải là khối lượng đang chở hay số người đang có trên xe, càng không phải là “tải trọng” của xe. Bởi tải trọng không phải là một đại lượng, mà là một khái niệm chung gồm tập hợp các lực tác dụng lên một bộ phận công trình. Chỉ các kỹ sư khi tính toán sức bền của cầu/đường mới quan tâm đến lực, tải trọng và trọng lượng; còn doanh nghiệp vận tải, người lái xe và cảnh sát giao thông thì không. Họ chỉ cần chú ý đến các khối lượng của xe để tránh vi phạm mà thôi.

Đang xem: Cãi cảnh sát giao thông

Với những giải thích như trên, các từ “tải trọng” hay “trọng lượng” hiện dùng trong một số văn bản, tài liệu, biển báo giao thông là chưa đúng và không nhất quán.

Các bộ phận của xe, như thùng xe, lốp, nhíp, khung gầm, phanh và hộp số được chế tạo có chức năng và sức bền phù hợp với trọng tải đã định này. Chở quá tải sẽ gây mất an toàn cho xe, như nổ lốp, sập khung gầm, đổ vỡ thùng xe, mất phanh, mất lái, bị lật do quán tính lớn…

Xe chở quá khối lượng KL1 gọi là xe quá trọng tải, hay ngắn gọn là xe quá tải. Như đã nói trên, quá tải sẽ gây mất an toàn cho bản thân xe, có thể phá hỏng xe, gây tai nạn cho người trên xe và người khác trên đường. Vì vậy, chỉ cần lăn bánh trên đường, bất cứ đường nào, đã là vi phạm rồi. Chủ doanh nghiệp và người lái xe nhất thiết phải biết trọng tải/sức chở của xe mình để chất hàng hóa với khối lượng chở phù hợp trước khi lên đường, sao cho không vi phạm lỗi quá tải.

Khi qua các trạm thu phí, mức thu cũng quy định khác nhau, tùy theo trọng tải (tính bằng tấn) hay sức chở (tính bằng số người) của xe. Tiếc rằng, các biểu mức thu phí treo ở các trạm trên toàn quốc đều ghi lộn thành “tải trọng”.

Do hiểu nhầm biển báo

Theo lẽ thường, trọng tải càng lớn thì xe càng to, càng cồng kềnh, càng gây bụi và tiếng ồn lớn. Đối với những đoạn đường phố hẹp, khó tránh nhau, đông người dễ gây ùn tắc như gần chợ, trường học, bệnh viện, người ta cắm biển P. 106a (Hình 1) cấm xe tải, tức là mọi xe có trọng tải từ 950 kg trở lên, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT hiện hành, hoặc cắm biển P. 106b (Hình 2) cấm xe tải có trọng tải lớn hơn con số ghi trên biển. Ví dụ ở Hình 2 là cấm loại xe tải có trọng tải lớn hơn 2,5 tấn. Hai biển này có thể gắn kèm biển phụ cấm theo giờ trong ngày.

Xem thêm:

*
Hình 1: Biển P. 106a
*

Hình 2: Biển P. 106b

Mục đích của 2 biển này thường bị hiểu nhầm là phải kể đến cả khối lượng của xe, để tránh gây hư hỏng cầu/đường. Thực ra, mục đích của chúng là tránh gây trở ngại giao thông, tiếng ồn… nên 2 biển này chỉ xét đến trọng tải (biểu thị kích cỡ cồng kềnh) của xe, bất kể xe đó chở ít hay nhiều, thậm chí không chở gì. Cũng vì mục đích nói trên, 2 biển này có hiệu lực cấm cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.

(Còn tiếp)

Ngoài thông số quan trọng nhất là Trọng tải, Nhóm 1 còn có 2 thông số khác đó là Khối lượng bản thân và Tổng khối lượng cho phép.

+ Khối lượng bản thân (KL2) là khối lượng của xe khi xuất xưởng, trong trạng thái sẵn sàng hoạt động với ăc quy, nhiên liệu và dầu bôi trơn ở mức quy định, kèm theo bộ đồ nghề và bánh xe dự phòng, nếu có. Trên xe không có người và không chở gì.

+ Tổng khối lượng cho phép (KL3) là bằng trọng tải cộng khối lượng bản thân: KL3 = KL1 + KL2. Vì trọng tải và khối lượng bản thân là không đổi nên tổng khối lượng cho phép KL3 cũng không đổi.

Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở “Diễn đàn văn hóa giao thông” với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

Xem thêm:

Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *