Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện đa khoa Quốc tế huannghe.edu.vn Hải Phòng. Bác sĩ có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc.

Đang xem: Cách sống chung với người bị bệnh lao

Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,…) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Cách tốt nhất để phòng căn bệnh này là tiêm phòng vắc-xin ngay từ năm đầu tiên chào đời.

Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ yếu là do lây nhiễm từ người bị bệnh qua các hoạt động hô hấp như hắt hơi, ho, khạc… Đây là con đường dễ nhất và phổ biến nhất khiến bệnh lao phổi lây nhiễm từ người này sang người khác.

Khi cơ thể có cơ địa kém, chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là đã nguy cơ cao mắc bệnh. Lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh phát ra không khí có thể truyền sang cho 10- 15 người khác.

Các bác sĩ cho biết một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phổi dễ dàng lây nhiễm hơn như suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định, mắc bệnh HIV… Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các yếu tố vi khuẩn lây bệnh sẽ dễ dàng mắc lao phổi.

benh-lao-phoi-co-lay-khong-1
Bệnh lao phổi có lây nhiễm từ người này sang người khác

2. Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Vi khuẩn lao phổi sẽ lây truyền qua những con đường cơ bản sau:

2.1 Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp

Đường hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người khác. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh ho, khạc, hắt hơi, xì mũi… bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm. Các vi khuẩn lao phổi phát tán ra ngoài môi trường, xâm nhập vào cơ thể và rất nhanh phát triển, hình thành bệnh ở người khác.

Xem thêm: 6 Cách Gội Đầu Bằng Bồ Kết Trị Rụng Tóc, Tóc Mọc Nhanh Sau 2 Tuần

2.2 Bệnh lao phổi lây qua đường cọ xát

Người bình thường hoàn toàn có thể bị lây lao phổi thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh. Bởi vậy cần tránh tiếp xúc với người bệnh khi người bệnh bị các vết thương do cọ xát.

2.3 Bênh lao phổi lây qua đường sinh hoạt

Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Dùng khăn chung, dùng chung bát đũa … là con đường lây nhiễm bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường. Khi sống chung với người bệnh lao phổi, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện cũng như điều trị sớm nếu bị lây.

2.4 Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con

Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên không phải 100% trường hợp trẻ đều bị lây lao phổi từ mẹ. Khi mẹ mắc bệnh cần được theo dõi và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm lao phổi từ mẹ sang con.

2.5 Bệnh lao phổi lây qua đường tình dục

Trong quan hệ tình dục khi hai người thực hiện hôn sâu, trao đổi tuyến nước bọt thì rất dễ lây nhiễm lao phổi cho người còn lại.

benh-lao-phoi-co-lay-khong-2
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp

3. Biện pháp phòng ngừa lây lao phổi

Tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sốngNgười bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Xem thêm:

Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan qua những con đường hết sức đơn giản, mỗi người cần biết cách phòng ngừa, cũng như điều trị đúng cách.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi huannghe.edu.vn) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Myhuannghe.edu.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *