Chích Chòe than (tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS) là con chim rừng có giọng hót trầm bổng réo rắt nhiều âm điệu cực hay, nên ai cũng thích nuôi. Đây là giống chim cảnh có xuất xứ từ Nam Dương quần đảo, nhưng nay thì chúng đã có mặt khắp vùng Đông Nam Á. Tại nước ta, từ Bắc Nam gần như tỉnh thành nào cũng có mặt, mà lại có rất nhiều giống chim hót quí hóa này.

Đang xem: Cách nuôi chích chòe than mới bẫy

Tại Nam Bộ, khí hậu thích hợp với Chích Chòe than hơn, nên quanh năm đều có. Còn ở vùng lạnh như Miền Bắc, Chích Chòe than chỉ sinh sống trong những tháng ấm áp, vào mùa đông giá lạnh thì chim đã khôn ngoan bay về phương Nam để trú đông.

Chích Chòe than là con chim hiền lành, ăn sâu bọ giúp ích cho nhà nông, lại hót hay, nuôi mau dạn, có thể nuôi thả (nếu bắt nuôi từ lúc nhỏ) trong nhà, nên từ xưa đến nay không ai nỡ bắt chúng để làm thức ăn cả.

Hơn nữa thân mình con chim cũng không lớn lao gì, nó chỉ có tí thịt bằng ngón chân cái mà thôi.

Thân mình Chích Chòe than được phủ bằng hai sắc lông đen trắng: trọn phần đầu kề cả mắt mỏ, cổ, lưng và lớp lông trên của chiếc đuôi dài là lông đen, phần còn lại như bụng, mặt dưới đuôi và hai rìa cánh đều phủ lông trắng. Hai sắc lông này tương phản nhau rõ nét, lông đen thì đen tuyền, còn lông trắng thì trắng như bông bưởi. Hai mảng màu sắc đó lại dàn trải hài hòa nên trông con chim có nét đẹp riêng dễ mến.

Hầu hết Chích Chòe than đều mang trên mình sắc lông trắng và đen như vậy. Nhưng, thỉnh thoảng bạn cũng thấy xuất hiện những con Chích Chòe có bộ lông màu trắng, hoặc đen tuyền, cùng có con bông lốm đốm, nhưng số chim này rất hiếm thấy. Nó chỉ lạ ở màu sắc, chứ giọng hót chưa chắc đã vượt trội hơn giống bình thường vừa kể trên.

Do Chích Chòe than là giống chim không những có tài hót hay mà còn đá giỏi nữa nên thời nào cũng đuợc nhiều người chọn nuôi cả. Hình như hầu hết mọi người bước vào nghề nuôi chim hót, bước đầu đều thích nuôi Chích Chòe than hơn những giống chim cảnh khác. Họ nuôi chán chê Chích Chòe than một thời gian rồi mới quay sang nuôi Chích Chòe lửa và các giống chim khác. Tại sao lại có hiện tượng đó? Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ đo con chim nổi tiếng có giọng hót hay, màu sắc lại dễ nhìn, trông chim lại linh hoạt nên mọi người mới ao ước chọn nuôi như vậy (?).

Mùa sinh sản của chim chích chòe than:

Cũng như các giống chim khác, sang xuân khí trời ấm áp là mùa sinh sản của Chích Chòe than. Thường thì qua tháng ba, tháng tư âm lịch chim đã bắt đầu mùa sinh sản của chúng. Lúc này chim đã mập mạnh, bộ lông mướt mát, trống mái gì trông cũng đẹp mã cả. Chúng rủ nhau tìm nơi im vắng để làm tổ rồi đẻ vài lứa con trong mùa này.

Mùa sinh sản của chim kéo dài từ tháng ba cho đến tháng chín, tháng mười âm lịch mói chấm dứt. Nghĩa là chim nào đẻ sớm thì ngưng sớm, chim nào đẻ muộn thì dứt mùa sinh sản muộn, vì vậy nhiều nơi mãi đến tháng mười ta vẫn còn thấy xuất hiện bóng dáng Chích Chòe than còn ở các chợ chim…

Chắc bạn cũng đã biết giống Chích Chòe sau mùa sinh sản là vợ chồng con cái đều tản mác mỗi con một nơi, ai lo phận nấy? Sau mùa sinh sản là mùa thay lông, chúng vẫn sống cực kì đơn độc. Mãi đến khi mùa giá lạnh trôi qua, vào dịp cuối năm âm lịch, chim trống và chim mái mới rạo rực tìm bạn tình để kết đôi với nhau.

Những tháng đầu xuân, khí trời ấm áp ta mới thấy Chích Choe than bay có đôi có cặp với nhau: có khi chị bay trước, anh “nối gót” bay sau, hay ngược lại. Cuộc tình duyên này kéo dài độ vài ba tháng, chờ đến khi bầu trứng của chim mái rượng lên là cả đôi mới lo lùng sục khắp vườn cây trái quanh nhà để tìm một bóng cây nào đó làm tổ đẻ.

Mỗi lứa Chích Chòe than đẻ được từ ba đến năm sáu trứng, nhưng số con nở ra không được nhiều, chỉ độ vài ba con mỗi tổ mà thôi.

Chim mẹ đẻ từ trứng thử hai đã “siêng” ấp, và chim ấp mười sáu ngày thì trứng nở. Thời gian tuần đầu, chim mẹ nằm lì trong tổ để ủ con, chỉ có chim trống là tần tảo khắp chốn bên ngoài để cố tìm côn trùng, con dế, cào cào để về tiếp tế cho chim vợ chim con. Chim trống trún mồi qua cho chim mái, và sau đó chim mái ợ mồi ra để trún lại cho chim con…

Khi chim con được tuần tuổi, lông ống đã tượng hình ở cánh thì chúng có thể tự sưởi ấm cho nhau. Và lúc này chim con đã bắt đầu háu ăn, nên chim mẹ cũng bay đi tìm mồi mới hy vong nuôi con no đủ được.

Nếu được tận mắt quan sát cảnh chim cha chim mẹ đi tìm mồi nuôi con, bạn mới cảm nhận được một cách sâu sắc đến tình thương yêu con cái của loài muôn thú nồng nàn sâu đậm đến mức nào! Chim cha chim mẹ từ sáng tinh mơ đến tối mịt cứ liệng qua liệng lại, bay đi bay về không biết bao nhiêu lượt để tha mồi về nuôi con! Lũ chim con thì cơ hồ lúc nào mỏ cũng há choạc ra đòi ăn như bị đói khát từ mấy ngày rồi, khiến chim cha chim mẹ lo chạy ăn cho con đến quên cả việc ngơi nghỉ…

Lứa chim con khoảng 25 ngày tuổi đã chực ra ràng, vì lúc này chú chim nào cũng đủ lông đủ cánh. Chim cha mẹ tập cho bầy con hay chuyền cành độ vài ba ngày cho thành thạo, rồi chim mẹ lại trở về tổ để sửa soạn cho ra đời lứa trứng kế tiếp…

Mỗi mùa sinh sản trong năm như vậy, một cặp chim để khoảng từ hai đến bốn lứa con.

Trong khi chim mẹ nằm ổ lứa sau thì chim cha thỉnh thoảng vẫn bay kè bên bầy con lứa trước độ mười ngày… Và khi con đã thực sự đủ lông đủ cánh, đã thực sự khôn ngoan tự biết kiếm sống một mình no đủ thì mạnh con nào con nấy tách bầy…

Mùa chích chòe than thay lông:

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim. Đẻ và nuôi con liên tiếp đến ba bốn lứa, chim cha chim mẹ đều rã rời thân xác. Nghỉ ngơi đã không có mà mồi kiếm được bao nhiêu cũng dành hết nuôi con, nên chim cha mẹ trở nên sức tàn lực kiệt. Khi chim đã suy yếu thì tất phải thay lông.

Như vậy là mùa thay lông của chim hoang dã bắt đầu từ tháng sáu trở đi cho đến cuối năm.

Chim nuôi tại nhà mỗi năm cũng thay lông một lần, rầm rộ nhất là vào mùa mưa, nhưng cũng có những chim thay trước hoặc trễ hơn, thời gian đó.

Chim thay lông đúng mùa là việc tự nhiên, bạn không nên lo lắng gì cả. Đây là dịp chim rủ bỏ lớp lông cũ để mọc ra lớp lông mới. Và khi lớp lông mới hoàn tất thì chúng lại lo chuẩn bị cho mùa sinh sản năm sau…

Tùy theo sức khỏe của mỗi con chim mà mùa thay lông của chúng đến sớm hay trễ. Thường thì chim có sức khỏe yếu thì thay lông sớm, nhưng nếu sức khỏe quá yếu thì lại thay lông trễ hơn, có con còn “nín” thay lông nữa…

Cũng có chim rót lông rất nhanh, trước sau chừng năm ba ngày trên mình nó lông là xác xơ trụi lủi. Những chim thay lớp lông cũ nhanh như vậy, nếu ta kịp thời trùm kín áo lồng nuôi dưỡng kỹ một thời gian ngắn thì toàn bộ lông mới sẽ ra rất nhanh. Nhưng thường thì đa số chim đều thay lông chậm, từ lúc bắt đầu lai rai rụng dần lông cũ cho đến ngày thay lông mới hoàn chỉnh, phải mất một thời gian khoảng vài ba tháng, có khi hơn.

Chim thay lông chậm thì mỗi ngày chỉ rớt một nhúm lông nhỏ, trước hết là phần đầu, sau đó là phần thân, rồi đến đuôi, cánh. Hễ chỗ lông cũ nào rụng trước thì nơi đó lông mới sẽ bắn ra trướcc…

Khi chim thay lông, bạn nên dành cho chúng cách chăm sóc đặc biệt:

Trùm áo lồng để chim sống trong cảnh nửa tôi nửa sáng và treo lồng vào nơi yên tĩnh nhất trong nhà đề chim được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.Tăng khẩu phần dinh dưỡng cho chim như sâu tươi, cào cào hoặc trứng kiếnThỉnh thoảng năm ba ngày mới cho chim sưởi nắng hay tắm nước một lần mà thôi.

Tóm lại, bạn càng chăm lo cho chim kỹ chừng nào thì thời gian thay lông của chim sẽ rút ngắn lại chừng nấy.

Chỉ khi nào chim thật sự thay lông xong, tiếng trong nghề gọi là “cứng lông” thì mới thúc cho chim căng lứa để hót hay đá. Nếu bạn ép chim trong việc này trước thời hạn, chim có thể bị thay lông trở lại…

Kinh nghiệm, cách nuôi chim chích chòe than khoa học:

Chích Chòe than nuôi để hót hay để đá đều chọn chim trống. Mỗi chim trống được nuôi trong một chiếc lồng từ 48 đến 52 nan là vừa. Lồng chim bạn có thể đặt làm ở những nơi chuyên làm lồng như Xóm Mói, Cầu Tre, Biên Hòa… giá cả tuy đắt nhưng lồng vừa bền vùa đẹp, kiểu dáng hấp dẫn. Hoặc bạn có thể mua lồng ở chợ chim, hay các tiệm bán chim. Loại lồng chợ thì có giá bình dân, không đẹp và không bền bằng lồng đặt.

Trong lồng bạn máng một cóng nước và cóng đựng thức ăn, và lót tấm bố lồng ở đáy.

Thức ăn chính của Chích Chòe than là bột đậu phộng trộn trứng, và thức ăn phụ gồm có cào cào, sâu tươi, trứng kiến… Mỗi ngày có thể cho ăn một trong ba thứ vừa kể cũng được, nhưng món ăn thích khẩu nhất đối với Chích Chòe than là cào cào non (hoặc tơ). Hằng ngày một con chim Chích Chòe than có thể ăn đến năm sáu chục con cào cào Cho chim ăn cào cào tuy tốn tiền thật nhưng chim rất sung, hót hay đá dữ hơn.

Bột đậu phộng trộn trứng bạn có thể mua ở những nơi buôn bán chim, hoặc do bạn tự chế biến cũng đuợc. Thường thì những người nuôi chim không mua bột ở chợ chim mà họ tự pha chế lấy, hy vọng rằng chất bổ dưỡng sẽ nhiều hơn.

Cứ nửa kí đậu phộng, bạn dùng sáu lòng đỏ trứng gà hay trứung vịt là vừa. Trước hết, bạn bắc chảo lên bếp nhỏ lửa để rang vàng đậu phộng, khi đậu vừa chín thì đem ra đâm hay cán thành bột. Tất cả trứng gà đem luộc chín, chỉ lấy tròng đỏ bóp nhuyễn với bột đậu phộng. Trộn vào hỗn hợp Này là một muỗng cà phê đường cát và vài muỗng bột xương, bột sò (hay vỏ trứng gà tán nhuyễn cũng được). Sau đó bạn dàn trải ra trên mâm rồi đem ra nắng phơi thật khô.

Xem thêm: Tên Tiếng Anh Bắt Đầu Bằng Chữ N Tiếng Anh Hay Cho Nữ Bắt Đầu Bằng Chữ N

Nếu gặp nắng to, bạn chỉ cần phơi vài nắng là được. Bột đậu phộng trộn trứng này nên đựng trong hộp thiếc hay chai keo đậy kín nắp, để dành cho chim ăn dần.

Thức ăn bột này bạn nên đổ vào cóng cho chim ăn tự do, trong ngày hễ đói lúc nào là chim ăn lúc nấy. Tốt hơn hết là nên cung cấp thức ăn cho chim ăn vừa đủ trong ngày thức ăn còn thừa nên đổ bỏ. Hoặc bạn có thể chim ăn hai ngày một lần cũng được.

Nước uống thì nên dùng nước trong và sạch. Trong trường hợp nghi ngờ nước uống không được tinh khiết thì phải đun sôi rồi để nguội cho chim uống.

Cách nuôi chim chích chòe than bổi:

Thường ở các chợ chim (hay các tiệm chim) lúc nào cũng có nhiều Chích Chòe than bổi bày bán. Họ nhốt chim bổi tập thể trong chiếc lồng lớn, và hễ khách hàng chọn lựa con nào thì chủ hàng bắt con chim đó ra bán. Giá cả của chim bổi thường rất hạ, khoảng trên dưới mười ngàn mỗi con mà thôi.

Bạn nên lựa những con chim bay nhảy mạnh khỏe, tất nhiên chim đó phải có vóc dáng đẹp đẽ, bộ lông mướt mát, lông đuôi còn đầy đủ. Hơn thế nữa, nên chọn những con có vòm miệng đen như mực (chim còn thời kỳ căng lửa), và loại bỏ những chim có vòm miệng trắng nhợt. Đó là mới lựa bước đầu.

Sau đó, bạn bắt chim cầm trên tay, xem kỹ lại tất cả mọi bộ phận trên mình chim xem có bị thương tật gì không, tốt xấu thế nào rồi mói quyết định mua hay không.

Con chim bổi vốn nhát nên trước khi thả vào lồng nuôi bạn phải chuẩn bị sẵn áo lồng vì thức ăn nước uống đầy đủ rồi mới thả chim vào.

Nên nhớ phần nhiều chim bổi là chim rừng mới bắt về nên chúng chưa biết ăn bột đậu phộng trộn trúng. Do đó, để chim khỏi chết đói, bạn nên đặt sẵn vào lồng nửa cóng sâu tươi hoặc vài chục con cào cào (đã ngắt hết cẳng), hay cóng trứng kiến. Con chim chịu ăn sâu hay cào cào là con chim “chịu ăn có thể nuôi sống đuọc. Cào cào hay sâu tươi, bạn nên chịu khó cung cấp cho chim bổi ăn trong năm bảy ngay đầu, sau đó trong cóng sâu, bạn nên trộn ít muỗng bột đậu phộng trộn trứng dễ tập cho chim bổi làm quen với thức ăn mới. Con chim có ăn bột hay không, ăn nhiều hay ít, hôm sau bạn chỉ cần nhìn vào cóng là biết rõ điều đó.

Việc tập cho chim quen dần với thức ăn bột phải đòi hỏi nhiều thời gian, chứ không phải năm ngày mười bữa mà được. Trừ trường hợp những con dễ tính nết, hay phàm ăn thì lại khác.

Trong những ngày đầu, áo lồng chỉ mở hé một chút để giúp chim bớt sợ hãi khi phải tiếp xúc với quang cảnh khác lạ bên ngoài. Sau đó, cứ vài ba ngày, bạn nên hé áo lồng rộng ra, để tầm nhìn của chim được trải rộng ra… Việc này không nên gấp gáp, vì dục tốc sẽ bất đạt đấy! Chỉ khi nào con chim bổi thật sự dạn dĩ thì chiếc áo lồng mói được vén hẳn lên…

Nuôi chim bổi rất khó và cũng nhiều tốn kém trong khâu mua thức ăn phụ trong thòi gian đầu. Việc chăm sóc mà chểnh mảng cũng không được, thường số tử vong khá cao, với những ai thiếu kinh nghiệm.

Cách nuôi chim chích chòe than con:

Trong năm, vào mùa sinh sản của chim là mùa Chích Chòe than con xuất hiện. Ở nông thôn, nhà nào có vườn cây trái thì muôn nuôi Chích Chòe than con, cứ tìm tổ nó mà bắt về nuôi.

Chích Chòe than thường làm tổ trong các bọng cây trong vườn. Nhiều người còn dùng những chiếc hũ sành vừa phải đem gác lên cháng cây bưởi, cây cam trong vườn, để dụ Chích Chòe than kéo đến làm tổ… để rồi họ rình đến ngày chim non sắp ra ràng là trèo lên “hốt ổ” một cách đễ dàng.

Kinh nghiệm cho thấy nuôi chim con càng ít ngày tuổi càng “khôn” hơn, tức là dễ thuần dường đề chim dạn đĩ vối người hơn. Còn chim sắp ra ràng là chim đã có trí khôn, biết sợ nguời, bản tính “rùng” đã manh nha trong bản năng của nó nên dù nuôi dạn thời gian đầu, sau này lại trở nên nhát.

Thế nhưng nuôi chim con mà quá non lại rất khó nuôi. Trước hết, bạn phải tìm cách ủ ấm chim bằng tổ nhân tạo có lót rơm rác hoặc giẻ khô cho thật ấm áp. Gặp thời tiết lạnh giá bạn còn phải đốt bóng điện để sưởi ấm thì chim mới sống nổi! Chỉ khi nào đủ lông đủ cánh thì việc suởi ấm cho chim mới được dẹp bỏ.

Mặt khác, chim con rất háu ăn, chúng đòi ăn liền. Hễ đói là há mỏ ra đòi ăn cho bằng được, và khi no bụng mới chịu ngủ yên. Chim con càng nhỏ thì bạn càng phải đút mồi nhiều bữa trong ngày, đút mồi từ lúc mờ sáng cho đến bảy tám giờ đêm. Chúng tiêu hóa thức ăn rất nhanh, cho nên dù đút mổi thật no nê, cũng phải mỗi giờ cho ăn một bữa mới đủ sức!

Càng đến ngày sắp ra ràng, nghĩa là gần tháng tuổi, chim ăn bớt lại. Khoảng năm tuần tuổi trở đi, thì chim con đã tự biết tìm đến cóng thức ăn mà ăn một mình. Thế nhưng nếu bạn tiếp tục đút mồi thì nó vẫn há mỏ đòi ăn cho đến… bốn năm tháng sau mới bỏ “tật xấu” ấy…

Mồi đút cho chim con có thể là cào cào non (nhúng vào nưởc trước khi cho ăn để chim đỡ bị khát), là thịt vụn (nên nhúng tí bột) … Khi chim đã lớn độ ba tuần tuổi thì nhồi bột đậu phộng trứng vào nuớc cho sền sệt, rồi viên lại từng cục nhỏ đe đút cho chúng ăn.

Được ăn no, được ngủ ấm, chim con sẽ mau lớn, mau khôn, và mạnh khỏe. Nếu chăm sóc không kỹ, cho ăn kém bổ béo thì không những chim chậm lớn mà còn dễ bị bệnh hoạn, khó chữa trị.

Cách nuôi chích chòe than chuyền:

Chim chuyền là chim mơi tập bay nên chưa cất cánh bay cao bay xa được, khả năng của nó là chuyền từ cành này sang cành khác. Chim ở tuổi này đã khôn rồi, biết sợ người rồi, và tự nó biết tìm mồi để sống rồi.

Những người nuôi chim chuyền là người chưa có kinh nghiêm để nuôi chim con, nên họ nuôi chim chuyền “chắc sống” hơn. Quả thật vậy, nuôi chim chuyền thì đâu phải ú ấm, đâu phải cực nhọc đút mồi, mà nuôi mười con có thể sống đủ cả mười, do đó ngưòi ta mói chọn nuôi. Hạng ngiròi thứ hai, dù nuôi chim có kinh nghiêm, nhưng họ vẫn chọn chim chuyền mà nuôi, khi… mùa chim con đã hết!

Mùa chim con hết mà trong nhà đang thiếu chim, thì họ đành phải nuôi chim chuyền cho “đỡ ghiền” vậy.

Thật ra, nuôi chim chuyền rất khỏe, bạn chỉ nhốt chim vào lồng, cho ăn uống no đủ là chim sẽ sống mạnh. Nuôi như vậy thì khỏe hon nuôi chim bổi và chim con rất nhiều. Có điều chim chuyền hơi nhát, nhưng tập luyện nó cũng dễ. Nếu chim dạn người thì nên treo chim vào nơi có đông người qua lại để tập cho chim dạn dĩ với người hơn. Nếu gặp chim quá nhát, thì bạn nên trùm áo lồng, nuôi như cách nuôi chim bổi, nhưng với chim chuyền thì chúng mau thuần thuộc hơn.

Tóm lại, nuôi chim bổi thì bản tính quá nhát nên rất khó nuôi trong thời gian đầu. Vói chim bổi dù nuôi đến độ gọi là thuần cũng mất vài năm, nhưng nó vẫn không thuần hẳn, chim thấy người lại gần cũng nhảy lồng tứ tung. Việc cho chim ăn, uống nếu không làm nhanh gọn, thì chim có thể bị lỗ đầu sứt trán trông xấu xí làm sao. Trừ những chim khôn ngoan, tuy nhảy lồng loạn xạ nhưng biết né lồng, bảo vệ phần đầu không bị thương tật, nhưng những chim này ít có.

Nuôi chim bổi tuy khó, nhung nhiều người vẫn thích nuôi, vì lẽ khi chim đã chịu hót thì giọng hót của nó rất hay. Đó là giọng rừng, giàu âm điệu, chim con, chim chuyền không có con nào theo kịp.

Chim bổi khi nuôi thuần thuộc đã chịu mỏ miệng hót thì nó vẫn siêng hót, có con hót cả ngày cơ hồ không biết mỏi mệt. Có thời giá con chim bổi hót hay này giá cả còn cao hơn những chim con đã nuôi được ba bốn mùa…

Còn nuôi chim con có điều lợi là sau này chim dạn dĩ khi đứng lồng, chủ nuôi có thế vuốt ve tùy thích, hoặc tập cho chim đá hay cũng thú vị, mặc dầu chim đã được vài ba năm tuổi. Thế nhưng, nuôi chim con thì không thể thưởng thức ngay được giọng hót của nó. Tuy chim vài ba tháng tuổi đã bắt đầu “mở miệng” nhưng giọng hót của nó chỉ nhỏ nhẹ, đơn điệu chẳng khác gì giọng con trẻ tập nói bí bô, nên chẳng hấp dẫn được ai.

Xem thêm:

Chim con nuôi lên phải vài ba năm trở đi mới có giọng hót hay được, nhưng kết quả đó phần lớn là do chủ nuôi phải siêng năng đem chim đến các tụ điểm chơi chim tập dượt nhiều lần để chim có dịp học hỏi các giọng hay, lạ của các chim đồng loại với nó.

Còn nuôi chim chuyền thì đỡ công chăm sóc trong thời gian đầu, nhưng khi chim tập hót thì giọng điệu của nó cũng là giọng chim con! Mà người nuôi Chích Chòe than đâu phải nuôi chim để làm cảnh mà là nuôi để thưởng thức giọng hót véo von tài tình của nó!

Như vậy, nuôi chim bổi và chim con (cả chim chuyền) hễ lợi được mặt này thì bất lợi mặt kia, do đó việc nuôi thứ chim nào là do ý thích và sự tính toán hơn thiệt của mỗi người nữa!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *