Chào các bạn, hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bạn hiểu cơ bản cáchđưa một trang web lên mạng như thế nào. Cũng tình cờ vào lại trường mình – Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ngồi uống nước nghe một nhóm bạn bàn luận vềcách đưa một trang web lên mạng, mình thấy vấn đề này cũng thiết thực, đối với những ai có kiến thức về web hay công nghệ thông tin nói chung thì điều này thật đơn giản, bài viết này mình muốn hướng tới các bạn chưa có kiến thức chuyên môn và thích tìm hiểu về web.

Đang xem: Cách đưa trang web lên mạng

*

Ở đây mình chỉ hướng dẫn cách đưa một trang web đơn giản lên mạng chứ không phải tạo ra một trang web nên mình demo với một file web html đơn giản không có cơ sở dữ liệu (database), ở bài hướng dẫn sau mình sẽ hướng dẫn các bạn cáchđưa một trang web lên mạng với đầy đủ cơ sở dữ liệu như tất cả các website hiện nay.

*

*

Việc tiếp theo là cần một host để đưa các file web lên và một domain (tên miền) để làm địa chỉ cho web site của mình. Sẽ có bạn thắc mắc host và domain là gì, mình xin giải thích luôn, host đơn giản là một chỗ lưu trữ trên mạng để bạn tải các file web lên, domain chính là cái địa chỉ web site của bạn.
Hiện nay trên mạng có rất nhiều domain, host tính phí và miễn phí và có nhiều giá, rẻ hay mắc tùy theo dung lượng lưu trữ host, lưu lượng truy cập và loại domain. Tiện đây mình cũng giải thích luôn:
– Dung lượng lưu trữ là dung lượng tối đa cho web của mình, 5GB, 10GB, … Ví dụ web tin tức hay web cá nhân thì lưu trữ ít, web nhạc, phim thì dung lượng lưu trữ nhiều.
– Lưu lượng truy cập (băng thông) là tổng dung lượng thông tin mà trang web của bạn lưu thông mỗi tháng. Ví dụ có một người vào trang web của bạn load xuống 1MB, 10 người vào web là 10MB, mỗi ngày có 10 người vào xem web của bạn thì một tháng tiêu tốn băng thông 300MB (300 lượt truy cập/tháng). Băng thông càng lớn thì sẽ cho phép nhiều người truy cập hơn.

Xem thêm:

– Domain (tên miền) là địa chỉ web của bạn, ví dụ abc.com, xyz.net, tên miền .com .net là mắc nhất vì nó phổ biến và thân thiện, .biz, .org, .info… thì rẻ hơn.
– Ngoài ra còn có nhiều dịch vụ như email, ssl (thiết lập kết nối an toàn) … nhiều dịch vụ thì mắc hơn.
Giải thích vậy chắc các bạn cũng cơ bản hiểu được rồi phải không, trở lại với hướng dẫn của mình, ở đây mình chỉ demo thôi nên không cần quan tâm đến các dịch vụ nói trên vì mình làm miễn phí mà 🙂
Hiện có nhiều hosting miễn phí, ở đây mình sử dụng Hostinger.vn. Cái này của Hostinger Group ở nước ngoài, trang web chính thức của nó là Hostinger.com do nó hỗ trợ nhiều quốc gia nên ở Việt Nam mình là Hostinger.vn, mình không phải pr cho nó đâu, tại bản thân mình thấy nó tốt, hỗ trợ nhiều dịch vụ.
Đầu tiên bạn vào trang Hostinger.vn đăng kí một tài khoản hoặc có thể sử dụng facebook hay google để đăng ký, sau đó vào email để nhận email kích hoạt tài khoản:

*

*

Sau đó bạn chọn loại domain, ở đây có 2 loại subdomain và domain, chọn subdomain thì miễn phí, còn chọn domain sẽ tính phí và yêu cầu bạn chọn lại gói hosting Premium hoặc Business. Có nhiều subdomain cho bạn chọn:
Vào thử trang web của mình, nó báo “Website demo170115.16mb.com đã được cài đặt thành công trên server! Hãy xóa file default.php từ thư mục public_html rồi upload website của bạn lên bằng FTP hoặc trình Quản lý file”
Có nghĩa là domain của bạn đã được tạo, việc tiếp theo là xóa file default.php mạc định trên host rồi upload web site của mình lên, chúng ta có thể dùng công cụ FTP (File Transfer Protocol – giao thức truyền tải tập tin) như FileZilla Client, SmartFTP… hay sử dụng công cụ quản lý file của Hostinger, ở đây mình sử dụng FileZilla Client vì nó thân thiện, thao tác giống như windows explorer quen thuộc. Các bạn lên Google tìm và cài đặt nhé !
Sau khi nết nối xong, bạn sẽ thấy các file trên host (bên phải), xóa các file trongthư mục public_html rồi kéo thả các file web bạn cần upload qua:
Sau khi quá trình upload file lên host thành công (Báo dòng “Directory listing successful” dưới những dòng xanh lá tương tự như hình bên trên) các bạn có thể tắt FileZilla và vào trang web của mình xem kết quả. Chúc các bạn thành công !
Lưu ý quan trọng: Một trang web buộc phải có 1 file index ví dụ như index.html hay index.php, đây xem như là file chạy trang web, giống như file exe để chạy một phần mềm vậy, nếu không sẽ báo lỗi.

Xem thêm:


Vậy là các bạn đã biết cáchđưa một trang web lên mạng là như thế nào rồi phải không, ngoài Hostinger, các bạn cũng có thể tự tìm hiểu các nhà cung cấp hosting khác tương tự, bài viết trên mình đã giải thích các khái niệm cơ bản nhất về web, hosting, domain, hi vọng các bạn có thể tự mình đưa một trang web đơn giản lên mạng.
Ở bài viết sau mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn cáchđưa một trang web lên mạngnhưng có cơ sở dữ liệu và đầy đủ tính năng như tất cả các website hiện nay, mong các bạn tiếp tục ủng hộ nhé !
Hướng dẫn cách đưa một trang web đơn giản lên mạng (không có Database)

*

Reviewed by Huy on 5:34 PM Rating: 5
Blog được viết từ thời sinh viên, bỏ phế cả chục năm, hiện đang leo cột lắp wifi VNPT Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang. Ước mơ tan vỡ, tài năng bỏ phế !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *